Việt Nam – một đất nước tươi đẹp với nhiều danh lam thắng cảnh, cùng đường bờ biển trải dài từ Bắc cho đến Nam. Trong đó, miền Bắc chính là cái nôi của lịch sử văn hóa đất nước ta, tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết tất cả 25 tỉnh thành của miền Bắc. Qua bài viết sau đây, hãy cùng Sea Office tìm hiểu chi tiết các tỉnh miền Bắc nhé!
1. Giới thiệu tổng quan về các tỉnh miền Bắc của Việt Nam
Tại miền Bắc hiện nay gồm có 25 tỉnh thành, được chia làm 3 vùng chính là Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ và Đồng Bằng sông Hồng. Trong đó:
- Đông Bắc Bộ bao gồm 9 tỉnh thành: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bắc Giang.
- Tây Bắc Bộ bao gồm 6 tỉnh thành: Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình.
- Đồng bằng sông Hồng bao gồm 10 tỉnh thành: Hà Nam, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.
Nếu dựa vào quy hoạch theo vùng kinh tế thì miền Bắc được chia làm 2 vùng kinh tế – xã hội là duyên hải Bắc Bộ và trung du miền núi phía Bắc. Cụ thể:
- Vùng duyên hải Bắc Bộ bao gồm 11 tỉnh thành: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Thái Bình.
- Vùng trung du và miền núi phía Bắc có 14 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hòa Bình, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Sơn La, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hà Giang, Phú Thọ cùng 21 huyện và 1 thị xã ở phía Tây của hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.
Bên cạnh tên gọi thông thường, nhiều người dân địa phương còn gọi miền Bắc với nhiều tên gọi khác nhau, chẳng hạn: Bắc Bộ, Bắc Hà, Bắc Thành hay Bắc Triều,… Những tên gọi này xuất phát từ các thời kỳ, triều đại lịch sử của Việt Nam ta. Bên cạnh đó, đây cũng là khu vực có vị trí thuộc vùng cực Bắc lãnh thổ nước ta, tiếp giáp với:
- Phía Đông tiếp giáp Biển Đông;
- Phía Tây tiếp giáp nước Lào;
- Phía Bắc tiếp giáp Trung Quốc;
Khu vực của các tỉnh miền Bắc có chiều ngang từ Đông sang Tây rộng tới 600km, là khu vực có bề ngang lớn nhất so với miền Trung và miền Nam. Địa hình ở các tỉnh phía Bắc khá phức tạp và đa dạng, bao gồm đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa.
Mặt khác, địa hình của miền Bắc có xu hướng thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, phù hợp với dòng chảy của các con sông lớn trong khu vực.
2. Tìm hiểu chi tiết thông tin các tỉnh phía Bắc nước ta
Chắc hẳn các bạn đọc của Sea Office cũng đã biết, miền Bắc Việt Nam là một khu vực địa lý rộng lớn, có vị trí chiến lược quan trọng đối với cả nước. Theo phân chia địa lý tự nhiên, miền Bắc được chia thành ba vùng lãnh thổ nhỏ: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ và Đồng bằng Sông Hồng.
Mỗi khu vực này có những đặc điểm riêng biệt về địa lý, hành chính, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên. Vậy miền bắc có những tỉnh nào? Hãy cùng Sea Office tìm hiểu sâu hơn ngay ở phần sau nhé!
2.1. Danh sách các tỉnh trực thuộc Tây Bắc Bộ
Khu vực Tây Bắc Bộ bao gồm 6 tỉnh nằm ở hữu ngạn sông Hồng, gồm: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình. Cụ thể:
Tây Bắc Bộ là vùng núi nằm phía Tây miền Bắc nước ta, có đường biên giới giáp Lào và Trung Quốc. Khu vực này, khi nhìn theo hướng chảy từ sông Hồng sẽ nổi bật với nhiều dãy núi cao và hiểm trở. Đặc biệt, dãy núi Hoàng Liên Sơn chạy dài 180 km theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, nằm trên địa phận các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và Yên Bái.
Ngoài ra, khu vực này còn có nhiều đỉnh núi cao từ 2.800m đến 3.000m, tạo nên một địa hình đa dạng và đầy thách thức. Với diện tích 50.576 km², Tây Bắc Bộ là vùng có diện tích lãnh thổ lớn nhất Việt Nam. Nơi đây sở hữu diện tích rừng rộng lớn và đất đai đa dạng, rất thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp.
Bên cạnh đó, khu vực này còn có nhiều loại khoáng sản như đồng, kẽm, chì, đất hiếm, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Ngành du lịch của Tây Bắc Bộ cũng đang phát triển mạnh mẽ nhờ thiên nhiên kỳ vĩ, cảnh quan tuyệt đẹp, hệ sinh thái tự nhiên phong phú và khí hậu mát mẻ quanh năm.
2.2. Danh sách các tỉnh trực thuộc Đông Bắc Bộ
Vùng Đông Bắc Bộ có tổng cộng 9 tỉnh thành, gồm các tỉnh như: Cao Bằng, Thái Nguyên, Hà Giang, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Phú Thọ, Tuyên Quang, và Lạng Sơn.
Đây là vùng lãnh thổ nằm ở phía đông bắc của miền Bắc Việt Nam, chủ yếu có địa hình đồi núi thấp và được bao quanh bởi nhiều đảo và quần đảo lớn nhỏ. Khu vực này tiếp giáp với biên giới Việt – Trung ở phía Đông và phía Bắc. Trong đó, phía Đông Nam giáp với vịnh Bắc Bộ; phía Nam được giới hạn bởi dãy núi Tam Đảo và Đồng bằng sông Hồng.
Vùng núi và trung du Đông Bắc Bộ nổi bật với nhiều khối núi và dãy núi đá vôi, có độ cao trung bình từ 100 đến 1.600m so với mực nước biển. Nổi bật trong khu vực này, Sea Office không thể nào bỏ qua các dãy núi như: Tam Đảo, Mẫu Sơn, và Cao nguyên đá Đồng Văn.
Nơi đây cũng quy tụ nhiều con sông lớn chảy qua, bao gồm: sông Hồng, sông Kỳ Cùng và sông Bắc Giang. Với đặc trưng là các dãy núi hình cánh cung kết hợp với gió Bắc, đã tạo nên khí hậu lạnh vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè cho khu vực này.
2.3. Các tỉnh miền Bắc trực thuộc đồng bằng sông Hồng
Vùng đồng bằng Sông Hồng bao gồm 10 tỉnh thành, trong đó có 8 tỉnh: Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình, Hưng Yên và Vĩnh Phúc cùng với 2 thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội và Hải Phòng.
Đồng bằng Sông Hồng hay còn gọi là đồng bằng châu thổ Bắc Bộ – nằm ở khu vực hạ lưu của sông Hồng và sông Thái Bình. Địa hình chủ yếu là đồng bằng lớn, bằng phẳng với độ cao tối đa khoảng 1,2m so với mực nước biển. Địa hình của khu vực có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc về Đông Nam.
Vị trí của vùng Đồng bằng Sông Hồng trên bản đồ được xác định như sau:
- Phía Đông và Đông Nam: Hướng ra vịnh Bắc Bộ.
- Phía Tây và Tây Bắc: Giáp vùng Tây Bắc Bộ.
- Phía Tây Nam: Giáp vùng Bắc Trung Bộ.
- Phía Bắc và Đông Bắc: Giáp vùng Đông Bắc Bộ.
Nơi đây được biết đến là một trong số các khu vực có mật độ dân số cao nhất tại Việt Nam ta. Tính đến năm 2021, dân cư của khu vực này đã lên đến con số 21.848.913 người (chiếm khoảng 22,3% tổng dân số cả nước). Mặt khác, mật độ dân số đạt mức 1.450 người/km² với phần lớn là dân tộc Kinh.
3. Tổng hợp bản đồ 25 tỉnh miền bắc (cập nhật mới nhất)
Như vậy, chúng ta đã cùng khám phá toàn bộ tỉnh thành của khu vực miền Bắc Việt Nam. Để giúp cho bạn cái nhìn chi tiết hơn về khu vực này, Sea Office đã tổng hợp bản đồ các tỉnh thành tại đây để bạn dễ dàng tham khảo hơn nhé!
3.1. Bản đồ tỉnh Sơn La
Sơn La, một tỉnh miền Bắc, bao gồm 12 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Sơn La và 11 huyện: Sông Mã, Mường La, Mộc Châu, Quỳnh Nhai, Vân Hồ, Mai Sơn, Bắc Yên, Thuận Châu, Sốp Cộp, Phù Yên và Yên Châu.
3.2. Bản đồ tỉnh Lai Châu
Tỉnh Lai Châu được chia thành 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Lai Châu và 7 huyện: Nậm Nhùn, Sìn Hồ, Than Uyên, Mường Tè, Tân Uyên, Phong Thổ, và Tân Đường.
3.3. Bản đồ tỉnh Hòa Bình
Tỉnh Hòa Bình có thành phố Hòa Bình và 9 huyện trực thuộc, bao gồm Kim Bôi, Mai Châu, Đà Bắc, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lương Sơn, Cao Phong và Tân Lạc.
3.4. Bản đồ tỉnh Điện Biên
Điện Biên được chia thành thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay và 8 huyện, gồm Mường Nhé, Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Chà, Tủa Chùa, Mường Ảng, Nậm Pồ và Tuần Giáo.
3.5. Bản đồ tỉnh Lào Cai
Bên cạnh thành phố cùng tên, tỉnh Lào Cai còn có thị xã Sa Pa và 7 huyện khác, gồm: Văn Bàn, Mường Khương, Bảo Yên, Bảo Thắng, Si Ma Cai, Bắc Hà và Bát Xát.
3.6. Bản đồ tỉnh Hà Giang
Tỉnh Hà Giang bao gồm thành phố Hà Giang và 10 huyện trực thuộc, gồm Yên Minh, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Quang, Mèo Vạc, Bắc Mê, Quản Bạ, Đồng Văn và Quang Bình.
3.7. Bản đồ tỉnh Cao Bằng
Tỉnh Cao Bằng có thành phố Cao Bằng và 9 huyện: Bảo Lạc, Nguyên Bình, Quảng Hòa, Thạch An, Hà Quảng, Bảo Lâm, Trùng Khánh, Hạ Lang và Hòa An.
3.8. Bản đồ tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh được chia thành 4 thành phố: Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí; 2 thị xã: Đông Triều, Quảng Yên; và 7 huyện: Bình Liêu, Đầm Hà, Ba Chẽ, Cô Tô, Tiên Yên, Vân Đồn và Hải Hà.
3.9. Bản đồ tỉnh Lạng Sơn
Tỉnh Lạng Sơn bao gồm 10 huyện: Đình Lập, Lộc Bình, Cao Lộc, Chi Lăng, Văn Quang, Bắc Sơn, Hữu Lũng, Văn Lãng, Bình Gia, Tràng Định và thành phố Lạng Sơn.
3.10. Bản đồ tỉnh Bắc Kạn
Tỉnh Bắc Kạn có thành phố Bắc Kạn và 7 huyện: Chợ Mới, Pác Nặm, Chợ Đồn, Bạch Thông, Ngân Sơn, Na Ri và Ba Bể.
3.11. Bản đồ tỉnh Bắc Ninh
Tỉnh bao gồm 2 thành phố: Bắc Ninh và Từ Sơn. Ngoài ra còn có 2 thị xã là Quế Võ và Thuận Thành cùng 4 huyện: Yên Phong, Gia Bình, Tiên Du, và Lương Tài.
3.12. Bản đồ tỉnh Hải Dương
Tỉnh Hải Dương được chia thành 2 thành phố: Hải Dương và Chí Linh. Gồm có 1 thị xã là Kinh Môn với 9 huyện khác là: Bình Giang, Thanh Hà, Thanh Miện, Nam Sách, Ninh Giang, Gia Lộc, Kim Thành, Cẩm Giàng và Tứ Kỳ.
3.13. Bản đồ thủ đô Hà Nội
Thủ đô Hà Nội gồm có 12 quận, 17 huyện gồm :Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, Long Biên, Hoàng Mai, và Thanh Xuân; 17 huyện: Ba Vì, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Quốc Oai, Sóc Sơn, Gia Lâm, Hoài Đức, Thường Tín, Mê Linh, Phúc Thọ, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Mỹ Đức, Ứng Hòa và thị xã Sơn Tây
3.14. Bản đồ tỉnh Hà Nam
Tỉnh Hà Nam bao gồm: thành phố Phủ Lý, thị xã Duy Tiên và 4 huyện khác: Lý Nhân, Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng.
3.15. Bản đồ tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên có 3 thành phố: Thái Nguyên, Phổ Yên và Sông Công cùng với 6 huyện: Phú Lương, Định Hóa, Đại Từ, Phú Bình, Đồng Hỷ và Võ Nhai.
3.16. Bản đồ tỉnh Hưng Yên
Tỉnh Hưng Yên bao gồm thành phố Hưng Yên, thị xã Mỹ Hào và 8 huyện: Phù Cừ, Khoái Châu, Yên Mỹ, Tiên Lữ, Ân Thi, Kim Động, Văn Giang và Văn Lâm.
3.17. Bản đồ tỉnh Ninh Bình
Tỉnh Ninh Bình có 2 thành phố là Tam Điệp và Ninh Bình, cùng với 6 huyện: Kim Sơn, Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh, Gia Viễn và Nho Quan.
3.18. Bản đồ tỉnh Vĩnh Phúc
Tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm 2 thành phố là Vĩnh Yên và Phúc Yên. trong đó có 7 huyện là Vĩnh Tường, Lập Thạch, Yên Lạc, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên và Tam Đảo.
3.19. Bản đồ tỉnh Nam Định
Tỉnh Nam Định có một thành phố trực thuộc cùng tên và 9 huyện bao gồm: Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Giao Thủy, Trực Ninh, Mỹ Lộc, Nam Trực, Vụ Bản, Hải Hậu và Ý Yên.
3.20. Bản đồ tỉnh Thái Bình
Tỉnh Thái Bình bao gồm thành phố Thái Bình và 7 huyện trực thuộc là Tiền Hải, Kiến Xương, Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Thái Thụy và Vũ Thư.
3.21. Bản đồ tỉnh Yên Bái
Tỉnh Yên Bái có 2 thành phố là Yên Bái và Nghĩa Lộ, cùng 7 huyện khác là Văn Yên, Mù Cang Chải, Lục Yên, Trạm Tấu, Yên Bình, Trấn Yên và Văn Chấn.
3.22. Bản đồ tỉnh Phú Thọ
Tỉnh Phú Thọ bao gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và 11 huyện trực thuộc khác: Thanh Sơn, Cẩm Khê, Tân Sơn, Lâm Thao, Đoan Hùng, Phù Ninh, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Tam Nông, Thanh Ba, Yên Lập.
3.23. Bản đồ tỉnh Tuyên Quang
Tỉnh Tuyên Quang có thành phố trực thuộc cùng tên và 6 huyện khác nhau, bao gồm: Sơn Dương, Hàm Yên, Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa và Yên Sơn.
3.24. Bản đồ tỉnh Bắc Giang
Bản đồ tỉnh bao gồm thành phố Bắc Giang và 9 huyện khác: Sơn Động, Lục Ngạn, Hiệp Hòa, Lục Nam, Yên Dũng, Tân Yên, Việt Yên, Lạng Giang, Yên Thế.
3.25. Bản đồ thành phố Hải Phòng
Hải Phòng là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương với 7 quận là Lê Chân, Đồ Sơn, Dương Kinh, Kiến An, Hồng Bàng, Ngô Quyền, và Hải An; và 8 huyện: Kiến Thụy, Cát Hải, An Dương, Tiên Lãng, Bạch Long Vĩ, Thủy Nguyên, An Lão, Vĩnh Bảo.
Qua bài viết trên, Sea Office đã chia sẻ tất tần tật những thông tin xoay quanh các tỉnh miền Bắc, cũng như cung cấp bản đồ chi tiết của các tỉnh này. Hy vọng rằng các bạn đọc sẽ phần nào hiểu rõ hơn về đất nước Việt Nam tươi đẹp này nhé!
Sea Team là đội ngũ chuyên nghiệp phụ trách tạo ra các nội dung chất lượng cao trên Seaoffice.vn. Với sự hỗ trợ của các chuyên gia, chúng tôi mang đến những bài viết hữu ích, được kiểm chứng kỹ lưỡng, giúp bạn dễ dàng tiếp cận thông tin và kiến thức giá trị. Đội ngũ luôn nỗ lực không ngừng để cung cấp những nội dung đáng tin cậy và truyền cảm hứng, đồng hành cùng bạn trên hành trình khám phá tri thức.