sea content 07 Th8, 2024

Miền Trung – tiếng gọi thân thương được ví như “chiếc đòn gánh” nối liền 2 miền của Tổ Quốc. Các tỉnh miền Trung được chia thành 3 miền địa hình bao gồm: Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể chia thành 2 vùng là Duyên hải miền Trung (gồm Bắc và Nam Trung Bộ) và Tây Nguyên. Sở dĩ được chia thành các vùng khác nhau là bởi ngoài đặc điểm chung, mỗi khu vực sẽ lại có những nét riêng biệt vô cùng độc đáo. Ngay sau đây, Sea Office sẽ giúp bạn hiểu hơn về mảnh đất này.

Khái quát đặc điểm chung của các tỉnh miền Trung

Miền Trung là 1 trong ba khu vực của nước ta. So với Bắc Bộ và Nam Bộ, Trung Bộ có cấu tạo khá đặc biệt gồm nhiều đồi núi chạy lan sát ra tận biển. Đồng thời, cũng chia cắt vùng đồng bằng thành các phần nhỏ hẹp. Chính vì vậy mà khí hậu ở miền Trung vô cùng khắc nghiệt, tác động không nhỏ đến đời sống của người dân.

Hình 1: Các tỉnh miền Trung được chia tách thành 3 vùng

Hình 1: Các tỉnh miền Trung được chia tách thành 3 vùng

Về vị trí tiếp giáp, miền Trung gần với:

  • Phía Bắc: Tiếp giáp với các tỉnh, thành phố ở khu vực đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc.
  • Phía Nam: Giáp với các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc vùng Nam Bộ.
  • Phía Đông: Giáp Biển Đông.
  • Phía Tây: Giáp với 2 nước Lào và Campuchia.

Địa hình Trung Bộ đa dạng bao gồm: núi đồi, sông suối, các bãi biển và đầm lầy. Điều này đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên vô cùng phong phú cho các tỉnh miền Trung. Với đa dạng cảnh quan, sinh thái, hiện nay, du lịch miền Trung đang phát triển vô cùng mạnh mẽ.

Lịch sử hình thành các tỉnh miền Trung

Tìm hiểu về các tỉnh miền Trung, một điểm mà chúng ta không nên bỏ qua đó chính là lịch sử hình thành của khu vực này. Trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, vùng đất này có nhiều tên gọi khác nhau như: 

  • Trung Kỳ: Tên gọi được đặt bởi vua Minh Mạng kể từ năm 1834.
  • An Nam: Cách gọi của Pháp khi chúng xâm lược nước ta.
  • Trung phần: Tên dưới thời Việt Nam Cộng hòa.

Tên gọi Trung Bộ chính thức được dùng sau khi vua Bảo Đại lên ngôi và thành lập ra cơ quan hành chính cấp vùng cao hơn tỉnh vào thời điểm năm 1945. Tên này thay cho tên Trung Kỳ nước đó.

Hình 2: Lịch sử miền Trung được gọi với nhiều tên khác nhau

Hình 2: Lịch sử miền Trung được gọi với nhiều tên khác nhau

Miền Trung có bao nhiêu tỉnh?

Vậy miền Trung gồm những tỉnh nào? Đặc điểm của các tỉnh theo từng khu vực ra sau? Trong phần tiếp theo này chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết đến bạn. Xét về vị trí địa lý, miền Trung có sự góp mặt của 19 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. Khởi đầu của khu vực Trung Bộ đó chính là tỉnh Thanh Hoá và kéo dài, kết thúc ở Bình Thuận. Cụ thể, các tỉnh miền Trung và đặc điểm của từng vùng như sau:

Bắc Trung Bộ

Theo bản đồ miền Trung, vùng Bắc Trung Bộ bao gồm các tỉnh:

  • Thanh Hoá
  • Nghệ An
  • Hà Tĩnh
  • Quảng Bình
  • Quảng Trị
  • Thừa Thiên-Huế

Đặc điểm của vùng Bắc Trung Bộ đó là chạy dài, hẹp ngang từ Đông sang Tây. Địa hình của các tỉnh rất đa dạng, trong đó:

  • Phía Bắc: Là các dãy núi cao và hiểm trở gây ra những khó khăn trong giao thông cũng như phát triển kinh tế vùng.
  • Phía Đông: Đồng bằng nhỏ hẹp chạy dọc ven biển rất nghèo phù sa. Chỉ có duy nhất Thanh Hoá có đồng bằng rộng lớn và màu mỡ do có sông Mã và sông Chu bồi đắp phù sa. 

Chính nhờ vào địa hình đặc biệt này, kinh tế của các tỉnh miền Trung phát triển vô cùng đa dạng, có sự kết hợp giữa Công – Nông – Lâm nghiệp và Dịch vụ. Trong đó, ngành Dịch vụ được đầu tư ngày càng mạnh mẽ, tạo nên thế mạnh riêng có cho vùng đất này. 

Nhắc đến các tỉnh Bắc Trung Bộ, phải kể đến những điểm du lịch cũng như cảng biển thương mại nổi tiếng. Với sự ưu ái của cảnh quan thiên nhiên cũng như các di tích lịch sử – văn hoá nổi tiếng, tại đây có rất nhiều khu du lịch nổi tiếng như: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Làng Sen quê Bác, Thành cổ Quảng Trị, Cố đô Huế… 

Hình 3: Bắc Trung Bộ phát triển với nhiều tỉnh thành du lịch

Hình 3: Bắc Trung Bộ phát triển với nhiều tỉnh thành du lịch

Nam Trung Bộ

Danh sách các tỉnh Nam Trung Bộ bao gồm:

  • Đà Nẵng
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Bình Định
  • Phú Yên
  • Khánh Hoà
  • Ninh Thuận
  • Bình Thuận

Vùng Nam Trung Bộ được coi là trái tim của các tình miền Trung. Nơi đây được cấu tạo bởi 8 tỉnh thành phố với tiềm năng phát triển cực kỳ lớn. 

Tất cả các tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ đều giáp biển ở phía Đông. Địa hình chủ yếu là núi thấp cũng như đồng bằng ở ven biển. Núi chạy dọc theo hướng Đông Tây nằm xen kẽ với các đồng bằng nhỏ.

Đường bờ biển khúc khuỷu với nhiều đoạn cắt sâu vào trong đất liền. Từ đó, hình thành nên các cảng nước sâu, vô cùng thuận lợi trong phát triển kinh tế. Có thể kể đến như Cam Ranh, Khánh Hòa.

Hình 4: Thiên nhiên ưu đãi cho miền Trung rừng vàng, biển bạc

Hình 4: Thiên nhiên ưu đãi cho miền Trung rừng vàng, biển bạc

Sở dĩ Nam Trung Bộ được ví như trái tim của Miền Trung là bởi tiềm năng kinh tế của 8 tỉnh thành phố tại đây vô cùng phát triển. Nơi đây có đến 4/5 tỉnh thuộc khu vực kinh tế trọng điểm của toàn bộ miền Trung. Trong đó, phải kể đến ngành thương mại hàng hóa và du lịch. 

Xét về khía cạnh du lịch thì đây được đánh giá là mảnh đất vàng dành cho những nhà đầu tư nào đang mong muốn tìm được cơ hội để đầu tư và phát triển tại khu vực miền Trung đầy nắng gió. Có thể kể đến các vịnh biển và bãi tắm đẹp như: vịnh Nha Trang, Vịnh Vân Phong; biển Lăng Cô, Nhật Lệ, Mỹ Khê, Cà Ná, Cửa Đại, Quy Nhơn… 

Cũng góp mặt trên bản đồ du lịch miền Trung đó chính là chính là các di sản thiên nhiên, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như: Phòng Nha đến cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Mỹ Sơn… Tất cả kết hợp với nhau tạo thành những điểm tham quan, du lịch độc đáo cho các du khách đến trải nghiệm, nghỉ dưỡng và nghiên cứu. 

Không chỉ dừng lại ở đó, thương hiệu du lịch của miền Trung Bộ cũng được nâng tầm nhờ nét văn hóa ẩm thực và con người thân thiện, mến khách. Chính nhờ đó mà ngay cả khách du lịch hay quốc tế khi đến đây cũng đều có được những kỷ niệm vô cùng tốt đẹp. 

Có thể khẳng định, các tỉnh miền Trung Nam Bộ đang có sự chuyển mình mạnh mẽ, năng động và hiện đại. Và nếu các chủ đầu tư biết cách khai thác thì đây chính là mảnh đất vàng sinh ngàn tiềm năng phát triển.

Hình 4: Nam Trung Bộ với tiềm năng du lịch biển phát triển

Hình 4: Nam Trung Bộ với tiềm năng du lịch biển phát triển

Tây Nguyên

Tây Nguyên là vùng cuối cùng của miền Trung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Nếu so với 2 vùng còn lại, mọi thứ về kinh tế, văn hóa, khí hậu thì Tây Nguyên hoàn toàn khác biệt. Nhưng chính điều này đã mới góp phần tạo nên sự ấn tượng và thú vị cho miền Trung thân yêu của chúng ta. Danh sách các tỉnh thuộc Tây Nguyên bao gồm:

  • Kon Tum
  • Gia Lai
  • Đắc Lắc
  • Đắc Nông
  • Lâm Đồng

Tây Nguyên nằm ở phía Tây và Tây Nam của vùng Nam Trung Bộ. Phía Tây là dãy Trường Sơn và giáp với 2 nước bạn Lào và Campuchia. Điểm đặc biệt về vị trí địa lý của khu vực này đó là có ngã 3 Đông Dương nằm tại xã Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum – được mệnh danh là nơi 1 con gà gáy, cả 3 nước đều nghe. 

Địa hình của Tây Nguyên cấu tạo khá đa dạng nhưng cũng rất phức tạp. Trong đó, chủ yếu là cao nguyên badan và núi cao. Nhờ vào sự phân bố địa hình này mà người dân vùng đất đỏ quanh năm đều được sống trong điều kiện khí hậu ôn hòa. Đồng thời, phù hợp để phát triển trồng các loại cây công nghiệp và lâm nghiệp như cafe, cao su và hồ tiêu.

Nhờ khai thác tốt những điều kiện thuận lợi từ thiên nhiên, khí hậu, Tây Nguyên cũng đang ngày càng phát triển về du lịch. Điểm sáng phải kể đến Đà Lạt, Lâm Đồng hay Kon Tum, Gia Lai cùng rất nhiều những địa danh lịch sử, văn hóa khác.

Khi đến nơi này, bạn có thể được hòa mình với cuộc sống của người dân bản địa. Thưởng thức những món ăn ngon và tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo, riêng có. Đặc biệt, tận hưởng sự trong lành và mát mẻ của thiên nhiên, chắc chắn đến một lần là không muốn rời.

Hình 5: Tây Nguyên với những nét độc đáo riêng có

Hình 5: Tây Nguyên với những nét độc đáo riêng có

Nét văn hóa đặc sắc của miền Trung

Nhắc đến các tỉnh miền Trung, một phần chúng ta không thể bỏ qua đó chính là nét văn hóa đặc sắc. Những lễ hội độc đáo và nổi bật có thể kể đến như:

  • Lễ hội cầu Ngư tại làng Thái Dương Hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Lễ hội Lam Kinh trên mảnh đất Thanh Hóa.
  • Lễ hội Vía Bà – Bình Định.
  • Lễ hội đua Voi ở Tây Nguyên.

Đặc biệt hơn cả chính là văn hóa ẩm thực đa dạng và phong phú của miền Trung. Theo như những người sành ăn thì ai muốn ăn ngon, giá rẻ thì phải ghé các tỉnh miền Trung. 

Mỗi tỉnh miền Trung sẽ lại có những món ăn đặc sắc khác nhau mà có kể cả ngày cũng không hết được. Trong đó, Huế được ví như cái nôi của ẩm thực miền Trung với các món ăn đặc sắc như cơm hến, bánh bèo, bún bò, chả RAM, bánh bột lọc, bánh nậm, nem lụi…

Ngoài ra, dọc theo rẻo đất Trung Bộ còn mì quảng, cao lầu, cơm gà, nem nướng Nha Trang… Đặc điểm chung của ẩm thực nơi đây đó là sự dân dã, mộc mạc. Bạn có thể được thưởng thức chúng ở bất cứ đâu một cách dễ dàng với mức giá siêu rẻ.

Hình 6: Nét ẩm thực miền Trung vô cùng đặc sắc

Hình 6: Nét ẩm thực miền Trung vô cùng đặc sắc

Kết luận

Đó là toàn bộ thông tin về các tỉnh miền Trung dành cho những ai đang quan tâm. Với vị trí, vai trò đặc biệt như vậy, tiềm năng phát triển của Trung Bộ là cực kỳ lớn. Vì vậy, nếu đang có mong muốn tìm hiểu để khai thác, đầu tư, bạn không nên bỏ qua.

Đánh giá
icon