sea content 28 Th7, 2024

Nếu bạn muốn tìm cây phong thuỷ đẹp để trang trí nhà cửa thì cây Kim ngân là lựa chọn tuyệt vời. Nó giúp không gian sống trở nên trong lành hơn, xanh mát hơn, mang lại nhiều tài lộc và may mắn. Vậy, chủ nhân mệnh nào phù hợp để bài trí loài cây này? Nếu bạn chưa biết nên hay không nên, hãy dành ít phút đọc bài viết sau của Sea Office. 

Nguồn gốc, đặc điểm của cây Kim ngân

Hình 1: Nguồn gốc, đặc điểm sinh học của cây

Hình 1: Nguồn gốc, đặc điểm sinh học của cây

Rất nhiều người yêu thích giống cây này nhưng không phải ai cũng rõ nguồn gốc và đặc điểm của nó. Để trồng và chăm sóc cây đúng chuẩn, bạn cần biết:

Về nguồn gốc

Tên khoa học của cây Kim ngân là Parachi Aquatica, tên tiếng Anh là: Pachira Money Tree. Nguồn gốc xuất xứ của cây là từ vùng Trung – Nam Mỹ. Chữ “ngân” trong Kim ngân được hiểu là ngân lượng, tiền bạc. Vì thế, loài cây này được xem là biểu tượng của tiền tài và sự giàu có.

Đặc điểm sinh học

  • Trong tự nhiên, cây mọc chủ yếu ở vùng đầm lầy nên không ưa nhiều ánh sáng.
  • Nó thuộc dòng cây thân gỗ mềm, uốn lượn, bện chặt vào nhau như bím tóc. Do đó, một số nơi gọi đó là cây bím tóc. Kim ngân nếu phát triển thuận theo tự nhiên có thể cao đến 20m. Tuy nhiên, khi chúng được trồng trong chậu cảnh thì chiều cao chỉ 2 đến 6m.
  • Hoa Kim ngân màu kem, kích thước lớn, mùi thơm dịu nhẹ, dễ chịu. Đặc điểm của loài hoa này là chỉ nở vào ban đêm, thời gian kéo dài từ tháng 4 đến 11. Hoa của chúng ít khi nở nên nếu cây bạn trồng nở hoa, đích thị đó là điềm may mắn.
  • Lá cây to, hình trứng, màu lá xanh non, mướt nhìn rất dịu mát.
  • Quả của nó giống như trứng vậy, bên trong có nhiều hạt. Khi chín, quả chuyển sang màu vàng nâu.

Phân loại cây

Hiện nay, cây Kim ngân được phân thành 2 loại cơ bản: Loại dùng để trang trí và loại trồng tự nhiên:

  • Đối với cây trang trí: Người ta trồng chúng trong bình thuỷ sinh hoặc trong chậu cảnh nhỏ. Thân cây uốn lượn, lá cây mọc thành chùm từ 5 đến 7 lá.
  • Đối với cây trồng tự nhiên: Vì được trồng ở diện tích rộng rãi nên cây sẽ phát triển nhanh, chiều cao từ 18m đến 20m, chúng có thể ra hoa và kết trái đều đặn hàng năm.

Vì sao cây Kim ngân được yêu thích?

Hình 2: Lý do cây Kim ngân được yêu thích

Hình 2: Lý do cây Kim ngân được yêu thích

Thế giới cây phong thuỷ hiện nay rất đa dạng. Tuỳ bản mệnh, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn. Trong đó, cây Kim ngân đặc biệt được yêu thích vì mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp:

  • Trong tiếng Hán, Kim là vàng, ngân là tiền. 2 từ này kết hợp lại có nghĩa là tiền vàng, tượng trưng cho giàu có, thịnh vượng và may mắn.
  • Thân cây bện chặt vào nhau không tách rời biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, yêu thương, gắn bó, sẵn sàng hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn. Nhiều gia đình thích chưng Kim ngân trong nhà là bởi thế.
  • Lá cây xanh mướt 4 mùa chứng tỏ sức khoẻ, tài lộc không ngừng sinh sôi, tài chính không hề bị hao hụt.
  • Chậu trồng 1 cây to, vững chãi tượng trưng cho sự phát triển bền vững.
  • Chậu gồm 3 cây xoắn lại với nhau biểu tượng cho: Phúc, lộc, thọ, sự gắn kết hài hòa giữa trời, đất và con người.
  • Chậu có 5 thân cây là biểu tượng của ngũ phúc: Phúc, lộc, thọ, an, khang. Những gia đình đông thành viên cùng sống chung trong một ngôi nhà thì chưng chậu cây cảnh này là điều tuyệt vời.

Tác dụng của cây Kim ngân bạn nên biết

Hình 3: Tác dụng hút độc tố, làm sạch không khí hiệu quả

Hình 3: Tác dụng hút độc tố, làm sạch không khí hiệu quả

Kim ngân được yêu thích không chỉ bởi tạo hình đẹp, ý nghĩa phong thuỷ tốt mà còn bởi có nhiều công dụng đối với cuộc sống và sức khoẻ của con người. Các nghiên cứu khoa học mới nhất khẳng định tác dụng của loài cây này như sau:

Hút độc tố, làm sạch không khí

Có thể nhiều người không tin nhưng đây là sự thật. Không gian sống của chúng ta dù vệ sinh sạch sẽ bao nhiêu cũng không tránh khỏi bụi bặm và khí độc. Các hợp chất độc hại như: Carbon monoxide hay benzen hay formaldehyde có trong không khí ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người. Kim ngân có thể hút và làm sạch những độc tố này. Như thế, ngôi nhà của bạn trở nên sạch sẽ, thoáng mát, an toàn.

Hạn chế tia bức xạ từ các thiết bị điện tử

Hiện nay, hầu hết các gia đình đều sử dụng thiết bị điện tử như: Tivi, tủ lạnh, điều hoà, máy tính, điện thoại di động…. . Các thiết bị này khi vận hành sẽ phát ra nhiều tia bức xạ khiến bạn thấy mệt mỏi, uể oải, ngủ không ngon giấc. Nếu bạn trồng cây Kim ngân trong nhà, nó sẽ hấp thụ những tia bức xạ nói trên, góp phần bảo vệ sức khoẻ của các thành viên trong gia đình.

Giúp làm sạch bể nước

Kim ngân vốn là loại cây thuỷ sinh ưa mọc ở đầm lầy. Vì thế, nếu bạn đặt trong bể cá, chúng vẫn có thể phát triển tốt. Rễ cây sẽ lan toả trong bể, có công dụng làm sạch bể, giảm nồng độ nitrat trong nước. Nhờ đó, cá có thể phát triển khoẻ mạnh, chủ nuôi tiết kiệm được thời gian vệ sinh bể.

Cây Kim ngân hợp mệnh gì?

Hình 4: Cây Kim ngân hợp nhất với người mệnh Mộc, mệnh Hoả

Hình 4: Cây Kim ngân hợp nhất với người mệnh Mộc, mệnh Hoả

Theo quan điểm của người Á Đông, chọn cây cảnh phải hợp cung mệnh, phải tuân theo luật tương sinh, tương khắc. Vậy, ai nên trồng loại cây này? Cây Kim ngân thân gỗ mềm, lá xanh mướt quanh năm nên thuộc hành Mộc. Theo ngũ hành, Mộc sinh Hoả. Vậy nên, đây là lựa chọn phù hợp cho người mệnh Mộc và người mệnh Hoả.

Lá Kim ngân gồm 5 nhánh, tượng trưng cho cả năm yếu tố: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Vi thế, nhiều người khẳng định rằng, cây này không khắc với bất cứ mệnh nào. Nói cách khác, ai cũng có thể trồng cây phong thuỷ này. Tuy nhiên, mỗi độ tuổi, mỗi năm sinh sẽ nhận được những lợi ích khác nhau từ chúng, đặc biệt là người tuổi Thân, tuổi Tý, tuổi Tuất:

  • Người tuổi Thân: Vốn linh hoạt, giỏi giang trong tính toán và quản lý tài chính. Họ rất tự tin vào chính mình, sống có nhiều tham vọng lớn. Trồng một cây Kim ngân trong nhà sẽ giúp họ phát triển tốt nguồn tài chính mình hiện có.
  • Tuổi Tuất: Chủ nhân tuổi này thông minh, nhanh nhạy, biết nắm bắt cơ hội. Họ cũng là người tốt bụng, sẵn lòng giúp đỡ người khác. Cây Kim ngân phong thuỷ sẽ giúp người tuổi Tuất tăng độ uy tín, làm ăn thuận lợi hơn.
  • Tuổi Tý:  Người tuổi chuột thông minh, nhạy bén nhưng đôi lúc lại nhút nhát, thiếu quyết đoán. Trồng cây phong thuỷ nói trên sẽ giúp họ tự tin hơn vào chính mình, giúp thu hút vận may hiệu quả hơn.
  • Chủ nhân tuổi khác cũng yên tâm trồng cây Kim ngân vì nó đều mang lại nhiều công dụng, ý nghĩa tích cực.

Cách bài trí cây Kim ngân đẹp mắt, hợp phong thuỷ

Hình 6: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Kim ngân

Hình 6: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Kim ngân

Hình 5: Hướng dẫn cách bài trí cây cảnh đẹp

Hình 5: Hướng dẫn cách bài trí cây cảnh đẹp

Kim ngân là giống cây có sức sống bền bỉ, mạnh mẽ. Vì thế, dù bạn trồng ở đâu đều có thể phát triển tốt. Tuy nhiên, để không gian sống đẹp hơn, cây phong thuỷ phát huy tối đa công dụng của nó, bạn cần học cách bài trí phù hợp.

Không gian bên trong

Dù không phải là cây ưa nhiều ánh sáng nhưng nguồn sáng vẫn cần để cây quang hợp và phát triển. Vì thế, bạn nên đặt cây ở các vị trí có ánh sáng tự nhiên như: Hành lang, gần cửa sổ phòng khách, gần ban công. Kích thước cây khá lớn nên đặt ở những vị trí nói trên sẽ tạo sự hài hoà đối với không gian sống.

Ngoài ra, bạn có thể đặt một chậu Kim ngân nhỏ trên bàn làm việc hoặc bàn học. Nó giúp loại bụi bẩn trong không khí, hạn chế các tia bức xạ sản sinh từ các thiết bị điện tử, nhất là máy tính và di động.

Không gian ngoài trời

Loại cây này cũng thích hợp để trồng ngoài trời như: Sân vườn, ban công lớn. Tuy nhiên, cây không ưa ánh sáng chói chang nên bạn cần chọn chỗ trồng hoặc chỗ đặt chậu cây ở nơi không có ánh mặt trời chiếu thẳng.

Hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây Kim ngân

Hình 6: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Kim ngân

 

Tuy là cây có sức sống mãnh liệt nhưng nếu bạn trồng và chăm sóc không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nó. Dưới đây là hướng dẫn cách trồng và chăm sóc Kim ngân từ các chủ vườn:

Kỹ thuật trồng cây

Về đất trồng, bạn cần chọn đất tốt, giàu dinh dưỡng, giàu vi sinh. Loại đất phù hợp nhất là đất đã trộn mùn cưa tơi xốp. Ngoài ra, đất TS2 cũng rất thích hợp cho cây phát triển. Đặc điểm của loại đất này là giàu dinh dưỡng, dễ hấp thụ nước và giữ nước để nuôi cây. Về cách trồng, theo Sea Office, bạn có thể gieo hạt hoặc cắt cảnh. Thời điểm tốt nhất để cắt cành là vào mùa hè. Các bước trồng cây như sau:

  • Đổ một lớp sỏi vừa đủ vào đáy chậu nhằm mục đích tăng khả năng thoát nước
  • Sau đó, một một nửa số đất đã chuẩn bị vào chậu rồi đặt cây vào giữa. Tiếp đó, đổ số đất còn lại vào. 
  • Dùng tay ấn nhẹ vùng đất xung quanh cây để nó có thể đứng vững. 
  • Bước cuối cùng, đặt cây ở chỗ râm mát và tưới nước đều đặn. Khi mới trồng, bạn phải tưới nước nhiều hơn để rễ cây dễ phát triển. 

Cách chăm sóc cây

Cây sau khi trồng, sống hay không, phát triển ra sao phụ thuộc vào kỹ thuật chăm sóc của bạn:

  • Nước: Nó không cần cung cấp nhiều nước, nếu trồng trong nhà thì phun sương 1 lần/tuần là được. Nếu trồng cây ngoài trời thì 1 tuần rưỡi tưới nước một lần. Bạn có thể tưới ướt lên khắp gốc cây.
  • Phân: Dùng phân NPK để bón cho cây là hợp lý nhất. Phân cần phải hoà tan trong nước rồi tưới dưới gốc cho cây. 1 đến 2 tháng bón phân một lần là được.
  • Nhiệt độ: Cây ưa nhiệt độ từ 10 đến 40 độ C nếu trồng ở ngoài. Đặt cây trong nhà thì nền nhiệt từ 15 độ đến 25 độ C là ổn. Nếu bạn muốn di chuyển chỗ đặt của cây cần chọn thời điểm thích hợp để tránh bị sốc nhiệt.
  • Về ánh sáng: Không đặt cây ở nơi có ánh sáng mặt trời chiếu chói chang. Nó sẽ phát triển tốt hơn trong môi trường ánh sáng yếu, vừa đủ.

Trên đây là đầy đủ thông tin về cây Kim ngân. Đó là loài cây hiếm hoi phù hợp với cả 5 bản mệnh. Vì thế, khi chọn mua bạn không phải đau đầu tính toán cung mệnh, tương sinh, tương khắc. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về phong thuỷ và bản mệnh, vui lòng truy cập vào: seaoffice.vn

Đánh giá
icon