sea content 03 Th8, 2024

Để đảm bảo mặt bằng lao động và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả, nhà nước đã có quy định cụ thể về giờ hành chính. Tuy nhiên, một số người vẫn chưa hiểu rõ luật như thế nào? Đặc biệt, việc thanh toán chế độ làm việc ngoài giờ hành tại nhiều đơn vị hiện nay vẫn chưa thực sự đồng nhất. Nếu bạn quan tâm, hãy đọc chia sẻ dưới đây của Sea Office.

Khái niệm giờ hành chính

Hình 1: Giờ hành chính là gì

Hình 1: Giờ hành chính là gì

Giờ hành chính là gì? Đó là thời gian làm việc mà nhà nước quy định đối với cán bộ, công nhân viên chức đang làm việc trong các cơ quan hành chính của nhà nước hoặc tại các doanh nghiệp. Ở nước ta, giờ hành chính là 8 tiếng, tính từ 8h sáng đến 17h chiều. 

Dĩ nhiên, quy định này sẽ có sự điều chỉnh tùy từng cơ quan, đơn vị. Đây được xem là khuôn khổ, là cơ sở pháp lý quan trọng để các doanh nghiệp, các công ty có kế hoạch trong việc quản lý và sử dụng lao động, lên kế hoạch hoạt động cũng như tổ chức họp hành.

Pháp luật quy định giờ hành chính như thế nào?

Hình 2: Giờ hành chính tiêu chuẩn quy định ra sao

Hình 2: Giờ hành chính tiêu chuẩn quy định ra sao

Bộ luật lao động nước ta đã thảo luận và đưa ra quy định cụ thể đối với giờ làm việc hành chính và giờ làm thêm. Một số nội dung khác có liên quan đến sử dụng nguồn nhân lực cũng được công bố dưới đây:

  •  Giờ hành chính tiêu chuẩn là 8 tiếng/ngày, một tuần tối đa không vượt quá 48 tiếng. 
  • Việc quy định thời gian làm việc theo ngày hay theo tuần do người sử dụng lao động quyết định nhưng phải có thông báo trước cho người làm. Nếu tính thời gian làm việc theo tuần thì mỗi ngày không vượt  quá 10 tiếng, 1 tuần không quá 48 tiếng.
  • Khuyến khích sử dụng lao động làm việc 40 giờ/tuần.
  • Đối với môi trường làm việc có nhiều yếu tố nguy hiểm, độc hại thì người sử dụng lao động phải đảm bảo giới hạn tiếp xúc trong vùng an toàn, không được vượt quá quy định của pháp luật.

Quy định về giờ làm và giờ làm thêm tối đa

Hình 3: Luật về giờ làm tối đa và giờ làm thêm

Hình 3: Luật về giờ làm tối đa và giờ làm thêm

Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, pháp luật đã có quy định đối với giờ làm tối đa và giờ làm thêm tối đa: 

Về giờ làm tối đa

Nhân viên, người lao động làm việc không quá 8 tiếng/ngày, 48 tiếng/tuần. Quy định này có tác dụng: Bảo vệ sức khỏe cho người lao động, giúp làm việc hiệu quả hơn, đảm bảo sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc.

Trường hợp chủ sử dụng lao động muốn nhân viên làm thêm giờ thì buộc phải trả thêm thù lao. Đó gọi là lương làm thêm. Tuy nhiên, dù làm thêm nhưng cơ quan, doanh nghiệp hay đơn vị nào cũng phải tuân thủ: Đủ thời gian nghỉ và giải lao trong quá trình làm việc. 

Nếu người sử dụng lao động nào cố tình lách luật, sử dụng lao động không đúng quy định về giờ hành chính sẽ bị xử phạt tùy mức độ. Vi phạm ở mức nhẹ thì phạt tiền, vi phạm nghiêm trọng hơn thì liên đới đến pháp lý. Luật lao động quy định càng cụ thể thì phúc lợi, quyền lợi của người lao động càng được bảo vệ.

Về giờ làm thêm tối đa

Giờ làm thêm cũng được nêu rõ trong luật. Theo đó, người làm việc không được làm thêm vượt quá 30 tiếng/tháng, mỗi năm không quá 200 giờ. Một số trường hợp đặc biệt, giờ làm thêm cho phép ở mức 300 giờ/năm nhưng phải tuân thủ nghiêm quy định về độ an toàn lao động và phải có phê duyệt đặc biệt. Đối với lương làm thêm:

  • Làm thêm vào ngày thường lương gấp 1,5 lần so với lương hiện tại đang hưởng.
  • Làm thêm vào cuối tuần, lương phải trả gấp hai.
  • Làm việc vào những ngày lễ tết, lương sẽ cao hơn nữa, con số bao nhiêu tuỳ thuộc vào từng đơn vị.

Nhà nước đưa ra quy định về giờ hành chính, giờ làm thêm nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động. Giúp họ đảm bảo sức khỏe, cân bằng giữa công việc và cuộc sống, không bị bóc lột sức lao động. Đơn vị lao động nào không tuân thủ quy định nói trên sẽ bị xử phạt năng, thậm chí bị thu hồi giấy phép kinh doanh, sản xuất.

Làm việc hành chính được nghỉ phép bao nhiêu ngày/năm?

Hình 4: Quy định về thời gian nghỉ phép

Hình 4: Quy định về thời gian nghỉ phép

Hàng năm, người lao động được nghỉ phép một số ngày nhất định vẫn được thanh toán lương thưởng đầy đủ. Cụ thể, nhân viên làm công việc văn phòng được nghỉ tối thiểu 12 ngày/năm. Lưu ý, thời gian nghỉ phép sẽ tăng lên tuỳ môi trường làm việc và thâm niên công tác. 

Đối với những người làm việc lâu năm thì thời gian nghỉ của họ có thể nhiều hơn người trẻ. Đặc biệt, người làm trong môi trường có các yếu tố độc hại hoặc không an toàn thì thời gian nghỉ phép sẽ tăng thêm.

Nhiều cơ quan đơn vị hiện nay do đặc thù công việc nên cho phép nhân viên nghỉ phép bổ sung. Ví như: Nghỉ ốm, nghỉ sinh con, nghỉ theo chế độ thai sản…. Quy định về thời gian nghỉ phép nói trên vừa khoa học vừa nhân văn. 

Nó giúp người lao động có thêm thời gian nghỉ ngơi, tham quan du lịch hoặc thực hiện một số dự định riêng của mình. Điều này sẽ tạo động lực để người lao động làm việc, cống hiến, đảm bảo hiệu suất công việc tốt nhất. 

Lưu ý, thời gian nghỉ phép không tính chung vào những ngày lễ lớn như: quốc khánh 2/9, 30/4 – ⅕, tết nguyên đán, tết dương lịch, giỗ tổ Hùng Vương nên người lao động sẽ có thêm thời gian nghỉ ngơi. 

Về thời gian nghỉ lễ

  • Tết dương lĩnh, tất cả nhân viên, công chức, người lao động đều được nghỉ 1 ngày (01/01)
  • Tết nguyên đán nghỉ 5 ngày
  • Ngày quốc tế lao động nghỉ 1 ngày vào ⅕ dương lịch
  • Ngày quốc khánh nghỉ 2 ngày: Ngày 2/9 và một ngày liền kề trước hoặc sau.
  • Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 âm lịch: Nghỉ 1 ngày.
  • Riêng đối với người ngoại quốc làm việc tại Việt Nam được phép nghỉ thêm 2 ngày nữa là: Ngày tết cổ truyền và ngày quốc khánh của họ. 

Tuỳ vào điện kiện, tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị mà người sử dụng lao động có thể điều chỉnh linh hoạt nhưng phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Nội dung quy định về  giờ hành chính và thời gian nghỉ lễ được ghi tại điểm b, điểm d của khoản 1, điều 112.

Nghỉ phép hàng năm đối với lao động đủ 12 tháng

  • Đối với môi trường làm việc bình thường, nếu bạn lao động đủ 12 tháng tại một đơn vị nhất định sẽ được hưởng 12 ngày phép có lương.
  • Đối với người lao động chưa thành niên hoặc người lao động tại môi trường nguy hiểm, độc hại, người khuyết tật được nghỉ 14 ngày phép.
  • Đối với nghề đặc biệt độc hại, nghề nặng nhọc, nguy hiểm thì thời gian nghỉ phép 16 ngày được hưởng đầy đủ chế độ theo quy định

Nghỉ phép hàng năm đối với lao động chưa đủ 12 tháng

Thời gian nghỉ phép đối với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng tại một đơn vị, một cơ sở lao động sẽ được tính tỷ lệ với số tháng làm việc.

Nghỉ tăng thêm theo thâm niên

Luật lao động ghi rõ: Nhân viên làm việc đủ 5 năm tại một đơn vị, một doanh nghiệp hay 1 cơ sở sản xuất thì số ngày nghỉ phép tăng thêm 1 ngày. Nội dung quy định ở khoản 1, điều 113.

Quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không lương

Hình 5: Quy định về trường hợp nghỉ không lương

Hình 5: Quy định về trường hợp nghỉ không lương

Điều 115, luật lao động đã đưa ra quy định đối với nghỉ không lương, nghỉ việc riêng như sau:

Nghỉ việc riêng

Nhân viên, người lao động nếu có việc riêng cần nghỉ phải báo trước với người sử dụng lao động. Họ vẫn được thanh toán tiền lương đầy đủ trong các trường hợp sau:

  • Kết hôn, bản thân cưới vợ, lấy chồng: Nghỉ 3 ngày
  • Con nuôi, con đẻ kết hôn nghỉ 1 ngày
  • Người thân qua đời: Cha mẹ đẻ, cha mẹ chồng, cha mẹ nuôi, con đẻ mất được nghỉ 3 ngày.

Nghỉ không lương

  • Ông bà nội ngoại 2 bên mất hoặc anh em em ruột qua đời, bố mẹ hoặc anh chị em kết hôn thì người lao động được nghỉ 1 ngày không lương. Trước khi nghỉ phải có thông báo với người sử dụng lao động.
  • Lưu ý, trong trường hợp cần thiết, bạn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để được nghỉ thêm không hưởng lương.

Một số quy định khác về nghỉ phép

  • Nếu người lao động mất việc hoặc thôi việc vì bất cứ lý do gì nhưng chưa nghỉ phép hàng năm hoặc nghỉ phép chưa hết thì cơ quan, doanh nghiệp, người sử dụng lao động phải trả lương cho số ngày chưa nghỉ.
  • Lịch nghỉ sau khi thảo luận và đưa ra quyết định cuối cùng thì phải thông báo cụ thể cho người lao động biết
  • Nhân viên, người lao động được phép thương lượng với người sử dụng lao động để gộp nghỉ phép nhiều lần trong năm thành 1 lần nhưng không được gộp quá 3 năm/lần.
  • Nếu nhân viên nghỉ phép hàng nhưng chưa đến thời điểm nhận lương thì được quyền ứng trước. Nội dung này được quy định tại khoản 3, điều 101 của Bộ luật lao động.
  • Khi nghỉ phép, người lao động sẽ được thanh toán phí tàu xe nếu thời gian cả đi và về trên 2 ngày. Tức ngày thứ 3 sẽ được tính phí đi đường. Phí chỉ áp dụng 1 lần/năm.

Quy định về giờ hành chính có ý nghĩa gì? 

Hình 6: Lợi ích khi đưa ra quy định giờ hành chính

Hình 6: Lợi ích khi đưa ra quy định giờ hành chính

Việc đưa ra quy định về giờ hành chính tiêu chuẩn của Bộ luật lao động mang lại nhiều lợi ích thiết thực:

  • Đảm bảo sức khỏe cho người lao động, giúp họ làm việc hiệu quả hơn, tăng năng suất lao động.
  • Đảm bảo sự hài hoà giữa công việc và cuộc sống. 
  • Dựa vào đó, nhân viên có thể chủ động sắp xếp công việc, lên kế hoạch cho các sinh hoạt cá nhân, gia đình một cách hợp lý, khoa học.
  • Quy định về giờ hành chính sẽ có tác dụng đồng bộ hoá thời gian làm việc giữa các cơ quan đơn vị. Vì thế, mối quan hệ hợp tác, làm ăn, giao dịch giữa các đối tác sẽ thuận lợi hơn.
  • Cố định khung thời gian làm việc còn giúp đảm bảo tiến độ công việc, giúp đơn vị, doanh nghiệp quản lý người lao động hiệu quả. Đây cũng là kênh quan trọng để đánh giá thái độ làm việc của nhân viên.

Giờ hành chính là gì, quy định như thế nào, Sea Office đã chia sẻ đầy đủ nói trên. Là người lao động, bạn nhất định cần hiểu rõ những quy định trên để tuân thủ đúng, có kế hoạch làm việc khoa học, cân đối giữa công việc gia đình và công việc cơ quan. Chúc mọi người một ngày làm việc hiệu quả, tràn đầy năng lượng.

Đánh giá
icon