Thủ tục chuyển đổi địa điểm kinh doanh

Đối với một doanh nghiệp, việc chuyển đổi địa điểm kinh doanh là một nhu cầu khách quan, cần thiết. Tuy nhiên, thủ tục chuyển đổi địa điểm kinh doanh không phải ai cũng biết. Không giống với việc chúng ta chuyển nhà. Thực hiện thủ tục chuyển đổi địa điểm đăng ký kinh doanh TPHCM cần phải theo đúng nguyên tắc và trình tự pháp luật. Nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện việc thay đổi địa điểm kinh doanh. Sea Office xin dành bài viết này để cung cấp những thông tin chính xác nhất. Các doanh nghiệp có thể tham khảo để việc thực hiện thay đổi địa điểm công ty đạt nhiều thuận lợi nhất.

Thủ tục chuyển đổi địa điểm kinh doanh như thế nào?

Trước tiên cần phải khẳng định rằng, việc chuyển rời địa điểm kinh doanh là một thủ tục hoàn toàn hợp lý. Được pháp luật cho phép các doanh nghiệp có thể thực hiện. Song song với việc tìm kiếm và chuyển rời địa điểm, doanh nghiệp cũng cần chú ý tới thuế. Đặc biệt là cần phải chú ý tới 2 yếu tố sau đây:

  • Thứ nhất:  Thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Thứ hai:  Thủ tục tại cơ quan quản lý thuế.
Thủ tục chuyển đổi địa điểm kinh doanh

Khi làm thủ tục chuyển đổi địa chỉ kinh doanh cần chú ý tới nhiều vấn đề khác nhau

Cơ sở pháp lý của thủ tục thay đổi vị trí kinh doanh

Doanh nghiệp có thể thực hiện việc thay đổi, di rời địa điểm kinh doanh theo quy định tại khoản 1, điều 40. Cùng với đó là khoản 1 điều 48, Nghị định số 78/2015/ NĐ – CP. Bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

  • Một là: Thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế, tại cơ quan thuế nơi chuyển đi (thường gọi là xác nhận số liệu thuế nơi chuyển đi).
  • Hai là:Thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (thường gọi là Thay đổi đăng ký kinh doanh).
  • Ba là: Thực hiện thủ tục bổ sung, thay đổi thông tin đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi chuyển đến (thường gọi là đăng ký thông tin chuyển đến).

Thủ tục chuyển đổi địa điểm kinh doanh được thực hiện như thế nào?

Để có thể nắm vững được thủ tục chuyển đổi địa điểm kinh doanh. Các doanh nghiệp cần phải phân chia thành các trường hợp cụ thể như sau. Sea Office xin đưa ra 3 trường hợp phổ biến nhất.

Trường hợp đầu tiên: Chuyển đổi địa điểm nhưng không thay đổi cơ quan quản lý thuế

Trường hợp này xảy ra khi : Các doanh nghiệp chỉ chuyển đổi địa điểm đăng ký kinh doanh trong phạm vi cùng quận, huyện, thị xã, thành phố, tỉnh. Khi thay đổi địa điểm nhưng vẫn trong phạm vi quản lý của cơ quan thuế từ trước đến nay. Do đó, dù địa điểm hoạt động của công ty đã thay đổi nhưng vẫn thuộc phạm vi quản lý của chi cục thuế.  Chính vì thế nên, thủ tục thay đổi địa điểm công ty cũng dễ dàng, đơn giản hơn rất nhiều.

Doanh nghiệp cần phải làm những gì khi làm thủ tục chuyển đổi địa điểm kinh doanh?

  • Đối với những trường hợp như trên, doanh nghiệp chỉ cần làm thủ tục thay đổi địa điểm kinh doanh tại phòng ĐKKD.  Đó cũng chính là nơi đã cấp giấy chứng nhận ĐKDN, giấy chứng nhận hoạt động CĐ, VPDD, ĐĐKD mà doanh nghiệp muốn thay đổi. Sau khi đã nhận được giấy chứng nhận theo địa chỉ mới. DN cần thay đổi thông báo bổ sung, thay đổi thông tin đến cơ quan thế quản lý. Để hoàn tất những thủ tục này cần sử dụng mẫu 08 – MST.

Trường hợp thứ hai: Thủ tục huyển đổi địa điểm trong cùng tỉnh, thành phố TW mà không làm thay đổi cơ quan quản lý thuế

Trường hợp này xảy ra khi: các doanh nghiệp thuộc chi cục thuế quản lý và chuyển địa điểm sang địa bàn thuộc chi cục thuế khác. Tuy nhiên vẫn trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố giống với địa chỉ cũ.

Doanh nghiệp cần phải làm những gì?

Nếu xảy ra trường hợp như trên, doanh nghiệp cần thực hiện những việc như sau: Liên hệ với chi cục thuế đang quản lý để làm thủ tục xác nhân số liệu thuế nơi chuyển đi. Các số liệu bao gồm:

  • Xác nhận tình hình kê khai và nộp các loại thuế doanh nghiệp tính đến thời điểm chuyển đi.
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tính đến thời điểm chuyển đi.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những giấy tờ như:

  • Phục lục bảng kê hóa đơn chưa được sử dụng. ( Trong trường hợp vẫn còn muốn tiếp tục sử dụng số hóa đơn).
  • Thông báo kết quả hủy hóa đơn. ( Trong trường hợp doanh nghiệp không còn muốn tiếp tục sử dụng).

Khi doanh nghiệp đã hoàn thành các giấy tờ trên tại cơ quan thuế nơi chuyển đi. Doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục đăng ký địa điểm tại khòng ĐKKD. Đây cũng chính là nơi đã cấp giấy chứng nhận mà DN muốn thay đổi.

Thủ tục chuyển đổi địa điểm kinh doanh -1

Thủ tục chuyển đổi địa điểm kinh doanh cần phải thực hiện đúng trình tự

Ngay khi nhận được cấp giấy chứng nhận mới. Doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký thông tin tại cơ quan thuế ở nơi chuyển đến. Những thông tin bao gồm:

  • Đăng ký thông tin chuyển đến: Doanh nghiệp có nhiệm vụ nộp bản sao văn bản xác nhận C – 09 của cơ quan thuế. Nơi chuyển đi đã cấp trước đó. Để cơ quan thuế nơi chuyển đến có thể cập nhật thông tin vào hệ thống của mình.

Tiếp theo, doanh nghiệp cần phải điều chỉnh thông tin trên thông báo phát hành hóa đơn. Nếu như doanh nghiệp vẫn tiếp tục sử dụng hóa đơn cũ còn thừa.

Trường hợp thứ 3: Doanh nghiệp làm thủ tục chuyển đổi địa điểm kinh doanh, công ty khác tỉnh thành phố

Có thể thấy, trường hợp làm thủ tục chuyển đổi địa điểm công ty sẽ phải thay đổi cơ quan quản lý thuế. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần phải liên hệ với cơ quan thuế đang thực hiện quản lý. ( Có thể là chi cục thuế hoặc cục thuế). Cơ quan chức năng sẽ thực hiện thủ tục xác nhận số liệu thuế của nơi chuyển đi. Cụ thể là:

Xác nhận tình hình kê khai và nộp các loại thuế của DN tính đến thời điểm chuyển đi.

Doanh nghiệp cần phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tính đến thời điểm rời đi. Kèm theo đó là các loại giấy tờ như:

  • Phục lục bảng kê hóa đơn chưa được sử dụng. ( Trong trường hợp vẫn còn muốn tiếp tục sử dụng số hóa đơn).
  • Thông báo kết quả hủy hóa đơn. ( Trong trường hợp doanh nghiệp không còn muốn tiếp tục sử dụng).

Khi các thủ tục đều hoàn thành một cách đầy đủ, cơ quan thuế ở nơi chuyển đi sẽ cung cấp văn bản xác nhận. Theo đúng mẫu C – 09, cho phép doanh nghiệp đăng ký với cơ quan thuế nơi chuyển đến .

Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ cho thuê văn phòng cần phải chú ý tại thủ tục tại cơ quan thuế nơi chuyển đi. Doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi địa điểm tại Phòng ĐKKD ở nơi chuyển đến. Phòng đăng ký kinh doanh ở nơi chuyển đến sẽ biên nhận, và hẹn ngày trả lại kết quả. Bên cạnh đó, phòng ĐKKD ở nơi chuyển đến sẽ có thông báo ngược về cho phòng ĐKKD ở nơi chuyển đi. Tiếp đó là phòng ĐKKD nơi chuyển đi sẽ cập nhật thông tin trên hệ thống quản lý ĐKDN.

Những điều cần nhớ trong trường hợp 3

Cần phải đăng ký thông tin chuyển đến ( nộp bản sao văn bản xác nhận C – 09 ). Điều này sẽ khiến cho nơi chuyển đến cập nhật thông tin vào hệ thống quản lý của mình.

Doanh nghiệp cũng cần thông báo điều chỉnh thông tin trên thông báo phát hành hóa đơn. Trong trường hợp doanh nghiệp vẫn tiếp tục sử dụng số hóa đơn cũ còn thừa.

Những lưu ý khi thực hiện thủ tục chuyển đổi địa chỉ kinh doanh

  • Thứ nhất, ở một số địa phương như TP. HCM thì doanh nghiệp khi thuê văn phòng có thể thực hiện thủ tục tại phòng ĐKKD. Trước khi thực hiện thủ tục tại cơ quan thuế nơi chuyển đi. Điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện việc chuyển rời dễ dàng hơn.
  • Thứ hai, thủ tục chuyển đổi địa chỉ kinh doanh sẽ khác nhau, đối với mỗi loại hình doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng. Tránh trường hợp sai sót, gây mất thời gian.

Trên đây là những thủ tục chuyển đổi địa điểm kinh doanh theo quy định mới nhất của doanh nghiệp. Để có thể cập nhật những thông tin mới nhất, hãy truy cập vào website của Sea Office.

5/5 - (3 bình chọn)
  1. Những câu hỏi và câu trả lời bạn nên đọc qua

Danh mục: Thành lập doanh nghiệp

Bài viết liên quan
Follow us: ic1 ic2 ic3 ic4 ic6 ic7 DMCA.com Protection Status
Số điện thoại
0919813444
Số điện thoại
0948712233