Vốn điều lệ là gì? Vai trò quan trọng của vốn điều lệ

Với những người đang chuẩn bị thành lập doanh nghiệp kinh doanh, vốn điều lệ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì nguồn vốn này chứng minh được tiềm lực kinh tế và mang nhiều ý nghĩa khác nhau đối với doanh nghiệp đó. Nhưng thực tế là không phải ai cũng hiểu được bản chất của vốn điều lệ là gì? Làm sao để có được nguồn vốn này? Nó có vai trò và ý nghĩa ra sao đối với doanh nghiệp? Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ làm sáng tỏ tất tần tật các vấn đề nêu trên.

Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là gì?
Vốn điều lệ doanh nghiệp là gì?

Để biết được vốn điều lệ là gì, ta cần căn cứ vào Luật doanh nghiệp năm 2020. Ở bộ luật này, vốn điều lệ được định nghĩa rõ ràng là tổng giá trị tài sản được đóng góp bởi các thành viên trong hoặc ngoài hội đồng quản trị của công ty. Nó bao gồm cả loại tài sản mà các thành viên cam kết đóng góp khi công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp doanh được thành lập.

Nói một cách dễ hiểu hơn thì vốn điều lệ chính là tổng mệnh giá số cổ phần được công ty phát hành và bán ra cho các thành viên. Tổng mệnh giá bao gồm cả các suất đăng ký mua cổ phần của các cổ đông.

Tổng số vốn điều lệ sẽ được ghi rất rõ ràng trên tờ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và bên trong bảng Điều lệ công ty.

Các loại tài sản có thể góp vốn doanh nghiệpCác loại tài sản góp vốn điều lệ là gì?

Các loại tài sản góp vốn điều lệ là gì?Theo Điều 35 Luật doanh nghiệp năm 2014 bạn có thể góp vốn điều lệ bằng nhiều loại tài sản khác nhau. Vậy các loại tài sản góp vốn điều lệ là gì? Nó bao gồm:

  • Việt Nam Đồng hoặc các loại ngoại tệ khác tự do chuyển đổi sang Việt Nam Đồng.
  • Vàng miếng, vàng cây.
  • GCNQSDĐ và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
  • Quyền sở hữu trí tuệ về lĩnh vực công nghệ hoặc bí quyết kinh doanh.
  • Một số loại tài sản khác có thể quy đổi ra Việt Nam đồng như quyền sở hữu mặt bằng kinh doanh, ô tô, bất động sản,… Trong trường hợp này thì tài sản góp vốn điều lệ phải có văn bản thỏa thuận về giá trị tài sản được ký kết giữa doanh nghiệp và các cổ đông góp vốn.

Ý nghĩa của nguồn vốn trong thành lập công ty 

Ý nghĩa của vốn điều lệ trong thành lập công ty
Ý nghĩa của vốn điều lệ trong thành lập công ty

Trên thực tế vốn điều lệ của một công ty mang ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp. Nó cho thấy được tất cả các khía cạnh như sau: 

  • Thứ 1, vốn điều lệ công ty cho biết được tổng số vốn đầu tư ban đầu sau khi công ty đăng ký thành lập doanh nghiệp và kinh doanh. Nó phần nào cho thấy được tiềm lực kinh tế của chính doanh nghiệp đó.
  • Thứ 2, vốn điều lệ có thể được hiểu là sự cam kết giữa các thành viên trong việc đóng góp tài chính để công ty hoạt động. Tùy vào hạn mức đóng góp mà mức trách nhiệm và quyền lợi được nhận của mỗi người cũng khác nhau.

Vai trò quan trọng của vốn huy động

Vai trò quan trọng của nguồn vốn
Vai trò quan trọng của vốn điều lệ là gì?

Song hành cùng với những ý nghĩa nêu trên, vốn điều lệ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với từng doanh nghiệp. Bởi nó quyết định rất nhiều vấn đề cốt lõi sau đây:

Vốn điều lệ quy định thuế môn bài

Theo quy định của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP, mức thuế môn bài sẽ được thu dựa trên vốn điều lệ của từng công ty. Cụ thể là: 

  • Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên sẽ đóng thuế môn bài nửa năm là 1.500.000₫ và cả năm là 3.000.000₫.
  • Doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng sẽ đóng thuế môn bài nửa năm là 1.000.000₫ và cả năm là 2.000.000₫.

Vốn điều lệ quyết định lĩnh vực được kinh doanh

Vốn điều lệ của một doanh nghiệp sẽ là yếu tố tiên quyết để các cơ quan chức năng cho phép doanh nghiệp đó được kinh doanh một số ngành nghề hoặc lĩnh vực đặc thù hay không. Điều này đã được quy định chi tiết trong Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015.

Nếu như cá nhân hoặc tổ chức nào muốn thành lập công ty bất động sản hoặc hợp tác xã phải có nguồn vốn điều lệ ít nhất là 20 tỷ đồng. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, tổng số vốn điều lệ của công ty phải đạt ít nhất 100 tỷ đồng. 

Vốn điều lệ công ty là cơ sở phân chia lợi nhuận

Như chúng ta đã biết, mức đóng góp của các thành viên và cổ đông trong một công ty thường không đồng đều và có sự chênh lệch nhau. Có những người đóng góp nhiều nhưng cũng có những người đóng góp ít vào vốn điều lệ.

Để đảm bảo sự công bằng cho tất cả các thành viên, người ta sẽ căn cứ vào vốn điều lệ mà từng người góp vào để phân chia lợi nhuận khi công ty hoạt động có hiệu quả. 

Thường thì những ai góp vốn càng nhiều sẽ được phân chia lợi nhuận càng cao. Những người góp vốn điều lệ ít sẽ nhận được mức lợi nhuận tương xứng với những gì mà mình bỏ ra.

Một số câu hỏi thường gặp về vốn huy động của công ty

Các câu hỏi thường gặp về nguồn vốn
Các câu hỏi thường gặp về vốn điều lệ

Ngoài vấn đề vốn điều lệ là gì, còn có rất nhiều câu hỏi khác xoay quanh nguồn vốn này. Dưới đây là những thắc mắc thường gặp đã được Sea Office giải đáp một cách chi tiết:

Thành lập công ty có cần chứng minh vốn điều lệ hay không?

Vốn điều lệ là vốn góp thực của một công ty. Nó được chính công ty đăng ký và cam kết tính xác thực đối với cơ quan chức năng có thẩm quyền. Thực tế thì chưa có một văn bản pháp luật nào quy định rằng các công ty cần phải chứng minh vốn điều lệ trước khi thành lập doanh nghiệp. Cũng không có cơ quan nào kiểm tra nguồn vốn này của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ cần phải chứng minh vốn điều lệ. Đó là những doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong các lĩnh vực yêu cầu vốn pháp định hoặc vốn ký quỹ. Vì lúc này cơ quan chức năng sẽ nhìn vào nguồn vốn điều lệ để biết được doanh nghiệp đó có đủ điều kiện để hoạt động hay không.

Làm sao chứng minh được nguồn vốn điều lệ mà mình đã góp cho công ty?

Để chứng minh được nguồn vốn điều lệ mà mình đã đóng góp cho công ty, bạn không thể nào chỉ nói bằng miệng. Bởi vì có nói khô cả cổ cũng chẳng có ai tin. Cách tốt nhất giúp bạn chứng minh nguồn vốn mà mình đã đóng góp là lưu trữ đầy đủ những loại giấy tờ sau đây:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp góp vốn. Trên đó phải ghi đầy đủ tỷ lệ góp vốn của từng thành viên công ty.
  • Điều lệ công ty có thể hiện tỷ lệ góp vốn của các thành viên thành lập doanh nghiệp.
  • Giấy chứng nhận góp vốn hoặc giấy chứng nhận sở hữu cổ phiếu do chính doanh nghiệp đó cung cấp. 

Thời gian góp vốn điều lệ doanh nghiệp là bao lâu?

Đối với vốn điều lệ doanh nghiệp, bạn không thể muốn đóng góp lúc nào cũng được như khi kinh doanh nhỏ lẻ cùng bạn bè.

Căn cứ vào Luật doanh nghiệp 2014, thì thời gian góp vốn điều lệ được quy định rõ ràng là không quá 90 ngày kể từ thời điểm doanh nghiệp đăng ký giấy phép kinh doanh.

Hạn mức tối đa và tối thiểu để góp vốn điều lệ thành lập công ty là bao nhiêu?

Thông thường, hạn mức tối đa được áp dụng cho vốn điều lệ công ty không được pháp luật quy định. Doanh nghiệp có toàn quyền quyết định hạn mức góp vốn điều lệ cho công ty của mình mà không bị giới hạn. Miễn sao nguồn vốn được huy động có thể phục vụ tốt hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp.

Nhưng Luật doanh nghiệp Việt Nam lại quy định hạn mức tối thiểu đối với nguồn vốn điều lệ. Tùy vào từng ngành nghề khác nhau mà con số này cũng được quy định khác nhau.

Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực thông thường, bạn có thể kê khai vốn điều lệ tối thiểu phù hợp với quy mô công ty. Nhưng với các doanh nghiệp lớn muốn hoạt động trong lĩnh vực cần vốn pháp định, bạn phải đáp ứng được điều kiện vốn điều lệ ít nhất là từ 20 tỷ đồng cho đến tầm 100 tỷ đồng.

Nên kê khai vốn điều lệ cao hay thấp sẽ tốt hơn cho công ty?

Việc kê khai vốn điều lệ cao hay thấp đều là việc không nên nếu bạn muốn tốt cho công ty của mình. Bởi vì nếu bạn kê khai vốn điều lệ công ty quá cao, bạn sẽ phải chi trả cho mức phí môn bài hàng năm cao hơn bình thường. Còn nếu bạn để vốn điều lệ của công ty quá thấp, thì các hoạt động kinh doanh về sau lại không có đủ kinh phí thực hiện.

Tốt nhất là bạn nên kê khai vốn điều lệ đúng sự thật và đúng với quy mô của công ty mình. Tuyệt đối không khai khống, khai gian bởi vì điều này có ảnh hưởng lớn đến trách nhiệm hình sự trước pháp luật.

Mỗi một mô hình công ty sẽ được quy định cách tính vốn điều lệ khác nhau phải không?

Đúng vậy. Tùy vào công ty một thành viên, 2 thành viên hay công ty cổ phần mà quy định về vốn điều lệ cũng có sự khác nhau như sau: 

  • Vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên là tổng giá trị tài sản mà người chủ sở hữu doanh nghiệp cam kết sẽ góp vốn vào công ty của mình. Chủ doanh nghiệp cũng sẽ là người chịu trách nhiệm mọi khoản nợ và mọi tài sản của doanh nghiệp đó.
  • Vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên là tổng giá trị tài sản được hai thành viên cam kết góp vốn vào doanh nghiệp của mình. Các thành viên có trách nhiệm phải góp đủ và đúng loại tài sản mà mình đã cam kết sẽ góp vào vốn điều lệ công ty.
  • Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá số cổ phần đã được phát hành và bán ra thị trường. Hoặc số cổ phần đã được người mua đăng ký tại thời điểm doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. 

Đến đây có lẽ các bạn đã biết được vốn điều lệ là gì? Ý nghĩa và vai trò quan trọng của nó? Sea Office còn cung cấp thêm những thông tin liên quan đến nguồn vốn điều lệ để bạn có thể nắm rõ hơn. Nếu có vấn đề cần được giải đáp chi tiết, bạn hãy để lại comment dưới bài viết này. Bạn cũng đừng quên like và share bài viết rộng rãi cho bạn bè cùng xem!

5/5 - (4 bình chọn)
Số điện thoại
0919813444