Những việc cần làm sau khi thành lập công ty

Thành lập doanh nghiệp là một điều không quá khó khăn, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Chính sách của nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp có động lực phát triển. Thành lập công ty dễ, nhưng những vấn đề mà nhiều doanh nghiệp gặp phải đó là họ không biết sau khi thành lập công ty cần làm gì? Vậy những việc cần làm sau khi thành lập công ty là gì? Làm thế nào để thực hiện đầy đủ các bước hiệu quả nhất? Sea Office dành bài viết này để cung cấp cho các bạn những thông tin để các bạn tham khảo.

Trong quá trình thành lập công ty vui lòng tham khảo thêm các bài viết hữu ích sau:

thành lập công ty có cần bằng cấp không?

Muốn thành lập công ty cần điều kiện gì?

Những việc cần làm sau khi thành lập công ty

thủ tục cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Chuẩn bị những thủ tục cần làm sau khi thành lập công ty, có nghĩa là bạn đã trở thành một người đại diện pháp luật theo quy định. Tuy nhiên đừng quên rằng, việc thành lập công ty mới chỉ là một bước đầu của giai đoạn phát triển. Để hoàn thiện được toàn bộ những thủ tục cần thiết, bạn cần trải qua nhiều công đoạn. Trong đó bao gồm những công đoạn sau đây:

*Soạn và nộp hồ sơ khai thuế ban đầu

Cơ quan chức năng có liên quan: Chi cục thuế tại nơi công ty hoạt động.

Người thực hiện chính: Kế toán trưởng.

Các giấy tờ cần chuẩn bị trong danh mục hồ sơ thuế.

  • Mẫu 06 được áp dụng theo phương pháp tính thuế. Có tất cả 2 loại phương pháp chính. Bao gồm: phương pháp tính thuế trực tiếp và phương pháp khấu trừ.
  • Soạn quyết định bổ nhiệm kết toán.
  • Soạn quyết định bổ nhiệm giám đốc ( dành cho công ty TNHH 2 thành viên. Hoặc các công ty cổ phần, công ty 1 thành viên thuê giám đốc)
  • Phương trích trích khấu hao tài sản cố định.
  • Doanh nghiệp cần phải làm đơn đặt in hóa đơn.Sau đó gửi tới cơ quan thuế mà doanh nghiệp đang hoạt động tại địa phương đó.
  • Hoàn thiện tờ khai thuế môn bài. Trong hạng mục công việc này bạn cần lưu ý. Sau khi thành lập công ty doanh nghiệp cần làm gì? Nếu như công ty thành lập trước ngày 20 trong tháng, thì hạn nộp tờ khai thuế môn bài là ngày cuối cùng của tháng đó. Nếu như công ty thành lập vào sau ngày 20 thì thời hạn nộp tờ khai là ngày 10 của tháng kế tiếp.
  • Chuẩn bị bản photocopy giấy phép kinh doanh.

Doanh nghiệp chuẩn bị thủ tục cần làm sau khi thành lập công ty tại TPHCM cần lưu ý: Tùy từng vào chi cục thuế hoặc một số lý do khác. Có thể doanh nghiệp sẽ phải bổ sung thêm một số loại giấy tờ khác. Phổ biến nhất là hợp đồng thuê nhà, thuê cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần phải mua thiết bị có chữ ký số. Sau đó mở tài khoản ngân hàng. Cùng với đó là đăng ký xác nhận nộp thuế điện tử. Bạn cũng có thể lựa chọn một số các hoạt động khác như: đặt biển hiện công ty, thuê người thiết kế logo dành riêng cho công ty.

Chuẩn bị chữ ký số cho doanh nghiệp

  • Chữ ký số là một thiết bị rất quan trọng trong giai đoạn hiện tại. Đây là loại thiết bị đòi hỏi mọi doanh nghiệp cần hải có. Trong trường hợp, công ty của bạn có thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn cần kê khai bằng thiết bị này.

Mở tài khoản ngân hàng dành cho doanh nghiệp

  • Tính đến thời điểm hiện tại, các ngân hàng đều có quy định hết sức rõ ràng với doanh nghiệp. Đó là khi mở tài khoản ngân hàng cần phải đem theo một số giấy tờ như: Con dấu, giấy đăng ký kinh doanh, giấy thông báo nộp mẫu dấu và CMND của người đại diện đi mở.
  • Tuy rằng Sea Office không thể khẳng định chắc chắn loại giấy tờ mà doanh nghiệp cần 100%. Thế nhưng nếu bạn mở tài khoản tại ngân ngàng, thì mẫu dấu sẽ được đăng tai trên cổng thông tin điện tử theo đúng quy định của nhà nước.

Tham khảo thêm” Thủ tục thành lập doanh nghiệp” chi tiết, dễ dàng và nhanh chóng

Bên cạnh các vấn đề về thuế, thì doanh nghiệp cũng cần phải nắm vững một số  những thủ tục cần làm sau khi thành lập công ty. Đặc biệt là những hạng mục công việc liên quan đến cơ quan Lao động thương binh xã hội.

Chúng ta sẽ chia hạng mục công việc cần làm đối với các cơ quan phúc lợi như sau:

1. Những tài liệu cần phải nộp cho Phòng/ Sở Lao động thương binh xã hội

  • Sau giai đoạn thành lập, doanh nghiệp cần phải khai báo về việc sử dụng lao động lúc mới thành lập. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải báo cáo tình hình sử dụng lao động trong 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm. Nơi nhận sẽ là phòng Lao động thương binh xã hội.
  • Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải tự xây dựng và quyết định thang lương, bậc lương để gửi cho phòng Lao động thương binh xã hội. Cách xây dựng thang bảng lương cần dựa vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, mức lương cơ bản của từng vùng phải tuân theo quy định của nhà nước.
 sau khi thành lập công ty -1
Sau khi thành lập công ty doanh nghiệp cần chuẩn bị nhiều hồ sơ

2. Đối với cơ quan bảo hiểm xã hội

Trong trường hợp bạn đã tuyển dụng được lao động, vậy thì bước tiếp theo sẽ phải làm việc với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Cụ thể như sau:

  • Trong trường hợp ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng trở lên, doanh nghiệp bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
  • Sau khi đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội, và nộp tiền bảo hiểm xã hội theo đúng quy định. Việc tiếp theo đó là bạn cần liên hệ với Liên đoàn lao động tại địa phương nơi bạn đang hoạt động. Doanh nghiệp cần nộp tiền kinh phí công đoàn để hoạt động.

Những lưu ý sau khi thành lập công ty

Bên cạnh những thủ tục hành chính, sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp cần phải lưu ý những điều sau đây.

Cần thực hiện góp vốn theo cam kết

Thực ra lưu ý này cần phải phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp để góp vốn theo quy định. Ta xét hai trường hợp:

  • Trường hợp 1: Với công ty TNHH thì việc góp vốn khá đơn giản. Chủ sở hữu hoặc các thành viên chỉ cần góp vốn đầy đủ. Sau đó đảm bảo đúng hạn để nộp tiền là hoàn tất việc góp vốn.
  • Trường hợp 2: Nếu công ty cổ phần thì việc góp vốn sẽ phức tạp hơn. Các cổ đông sáng lập công ty cần có nghĩa vụ thanh toán đủ số vốn đã cam kết. Thời hạn thanh toán là 90 ngày. Kể từ ngày doanh nghiệp được phép cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thủ tục cần làm sau khi thành lập công ty
Thủ tục cần làm sau khi thành lập công ty cần lưu ý gì?

Trong trường hợp công ty không góp vốn đủ, hoặc góp thiếu số vốn đã đăng ký. Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến hơn 20 triệu đồng. Ngoài ra, phải giảm số vốn điều lệ với công ty TNHH hai thành viên. Hoặc buộc phải góp đủ số vốn như đã đăng ký phía trên.

Thành lập ban kiểm soát

  • Đối với những công ty TNHH có 11 thành viên trở lên cần phải thành lập Ban kiểm soát. Cụ thể công ty có cổ phần trên 11 cổ đông. Hoặc có cổ đông là một tổ chức sở hữu hơn 50% cổ phần. Bắt buộc công ty đó phải có ban kiểm soát. Ban kiểm soát từ 3 – 5 người.
  • Trong đó có một người là trưởng ban kiểm soát. Một người là thư kí. Ban kiểm soát có trách nhiệm giám sát hoạt động của công ty. Mặc dù rất nhiều công ty cho rằng đây là việc làm mang tính hình thức. Thế nhưng nếu không thành lập ban kiểm soát thì công ty sẽ bị xử phạt. Số tiền xử phạt từ 5 – 10 triệu đồng. Sau đó bắt buộc phải thành lập ban kiểm soát.

Sổ đăng ký thành viên và sổ đăng ký cổ đông

  • Theo đúng quy định, doanh nghiệp phải lập và lưu giữ sổ đăng ký thành viên. Quy định này được áp dụng đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Hoặc sổ đăng ký cổ đông đối với công ty cổ phần.
  • Trong trường hợp doanh nghiệp không đăng ký sổ thành viên sẽ bị phạt từ 10 – 15 triệu đồng. Sau đó bắt buộc phải thành lập sổ đăng ký thành viên.

Hy vọng với bài viết trên đây, Sea Office đã mang tới cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Nếu bạn còn thắc mắc vềnhững thủ tục cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp hay sau khi thành lập công ty doanh nghiệp cần làm gì? thì hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp miễn phí nhé. Seaoffice tự tin mang đến cho bạn dịch vụ cho thuê văn phòng, đăng ký thành lập doanh nghiệp hài lòng nhất. Chúc bạn luôn thành công!

5/5 - (4 bình chọn)
Số điện thoại
0919813444