Thành phố Hồ Chí Minh là 1 trong 5 thành phố lớn nhất – thành phố trực thuộc trung ương của nước ta. Bởi vậy thông tin về bản đồ thành phố Hồ Chí Minh nhận được rất nhiều sự quan tâm. Cùng Sea Office xem chi tiết bản đồ HCM ( bản đồ Sài Gòn) trong bài viết này nhé.
Thông tin sơ lược về TPHCM
Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương, thuộc loại đô thị đặc biệt của nước ta cùng với thủ đô Hà Nội. Thành phố này có tên cũ là Sài Gòn, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ. Hồ Chí Minh có tổng diện tích được thống kê là 2.095 km2 (809 dặm vuông Anh), bao gồm 1 thành phố, 16 quận và 5 huyện.
Dân số trên bản đồ HCM theo kết quả điều tra dân số sơ bộ năm 2024 là 9.166.800 người (chiếm 9.3% dân số Việt Nam). Mật độ dân số trung bình theo thống kê cao nhất là 4.375 người/km2. Tuy nhiên, dân số trên toàn thành phố thực tế gần 14 triệu người nếu như tính cả những người cư trú mà không đăng ký hộ khẩu.
Tính đến năm 2022, Hồ Chí Minh gồm có 22 đơn vị hành chính cấp huyện đó là: 1 thành phố Thủ Đức, 5 huyện ( Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ, Hóc Môn, Nhà Bè), và 16 quận. Nơi này được chia làm 5 khu đô thị lớn như sau:
- Khu trung tâm Sài Gòn gồm các quận: 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận.
- Khu Đông: Trước là quận Thủ Đức nhưng giờ đã là Thành phố Thủ Đức, quận 2, 9.
- Khu Nam: gồm Quận 7, huyện Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh.
- Khu Tây: 1 phần huyện Bình Chánh, quận Bình Tân.
- Khu Bắc: Quận 12, huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn.
Vị trí địa lý của TPHCM
Trên bản đồ quận TPHCM, vị trí của thành phố là tại miền Nam nước ta, có tọa độ 10°10′ – 10°38′ Bắc và 106°22′ – 106°54′ Đông.
- Phía Bắc thành phố tiếp giáp với tỉnh Bình Dương
- Phía Tây của thành phố giáp với tỉnh Long An và Tây Ninh.
- Phía Đông thành phố giáp với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai.
- Phía Nam giáp với tỉnh Tiền Giang và biển Đông.
Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50km theo đường chim bay, cách Hà Nội theo đường bộ là 1730km. Đây được xem là đầu mối giao thông quan trọng về cả đường không, đường thủy, đường bộ, là một cửa ngõ quốc tế và nối liền các tỉnh trong vùng. Được biết, đây là vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á.
Tại sao cần xem bản đồ HCM?
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa và giao thông lớn nhất cả nước, với hệ thống đường xá phức tạp và tốc độ phát triển nhanh chóng. Do đó, việc xem bản đồ HCM là một công cụ không thể thiếu để bạn dễ dàng di chuyển và khám phá thành phố.
- Định hướng nhanh chóng và chính xác: Với bản đồ HCM, bạn có thể xác định vị trí hiện tại, tìm đường đi ngắn nhất hoặc các tuyến đường thay thế để tránh kẹt xe. Đây là giải pháp tối ưu cho cả người dân địa phương và khách du lịch.
- Khám phá tiện ích xung quanh: Bản đồ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm các địa điểm như quán ăn, khách sạn, bệnh viện, trường học hay các khu mua sắm. Từ đó, bạn có thể lên kế hoạch di chuyển một cách khoa học và tiết kiệm thời gian.
- Hỗ trợ công việc và kinh doanh: Đối với doanh nghiệp, bản đồ là công cụ quan trọng để lập kế hoạch kinh doanh, xác định khu vực giao hàng, chọn vị trí mở cửa hàng hoặc văn phòng phù hợp.
- Khám phá vẻ đẹp đa dạng của thành phố: Bản đồ HCM không chỉ giúp bạn di chuyển mà còn dẫn lối đến những điểm tham quan nổi tiếng như chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, bến Nhà Rồng hay các khu vực ngoại ô độc đáo.
Dù là người dân hay du khách, bản đồ HCM là “người bạn đồng hành” giúp bạn khám phá thành phố một cách thông minh và thuận tiện hơn.
Bản đồ các quận Sài Gòn
Bản đồ TP HCM được Sea Office chia sẻ dưới đây dành cho những người yêu thích du lịch tại Sài Gòn. Hoặc bản đồ này sẽ dùng cho các học sinh, sinh viên tại địa bàn thành phố đang tìm hiểu về địa chính, giao thông của các quận.
Bản đồ Quận 1
Quận 1 bao gồm Quận Nhất và Quận Nhì (Sài Gòn cũ), nằm ở vị trí trung tâm thành phố HCM. Quận 1 được thống nhất sáp nhập vào năm 1976. Quận có 128 cơ quan ban ngành Thành phố, Trung ương trú đóng về hành chính và ngoại giao.
Bản đồ Quận 2
Quận 2 trước đây có 11 phường gồm: An Lợi Đông, An Khánh, Bình An, An Phú, Bình Trưng, Bình Khánh, Cát Lái, Bình Trưng Tây, Thảo Điền, Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Thiêm. Tuy nhiên thành phố Thủ Đức được thành lập vào cuối năm 2020, sáp nhập 3 quận cũ là Quận 2, 9 và quận Thủ Đức. Quận 2 nằm ở phía Đông của thành phố HCM.
Bản đồ quận 3
Quận 3 nằm ở khu vực trung tâm khi nhìn vào bản đồ Tp Hồ Chí Minh với vị trí địa lý như sau:
- Có Quận 1 giáp ở phía Đông.
- Phía Tây quận 3 giáp với quận Tân Bình và quận 10.
- Phía nam của quận giáp với quận 10 và quận 1.
- Phía bắc quận giáp với quận 1 và quận Phú Nhuận.
Bản đồ quận 4
Quận này là 1 quận nội thành của thành phố với địa giới như 1 cù lao tam giác với xung quanh đều là kênh rạch và sông có vị trí địa lý theo bản đồ các quận tp.HCM
- Phía đông của quận giáp với quận 7 (qua kênh Tẻ) và giáp với thành phố Thủ Đức (qua sông Sài Gòn).
- Phía tây giáp quận 5, quận 1 với kênh Bến Nghé là ranh giới.
- Phía nam quận 4 giáp với quận 8 và 7 với kênh Tẻ là ranh giới.
- Phía bắc của quận này giáp với quận 1 với kênh Bến Nghé là ranh giới.
Bản đồ quận 5
Bạn muốn tìm hiểu bản đồ các quận Sài Gòn thì chắc chắn sẽ không thể thiếu bản đồ quận 5. Quận này nằm ở trung tâm thành phố với vị trí địa lý:
- Phía đông giáp với quận 1 (đường Nguyễn Văn Cừ là ranh giới) và quận 4 (qua kênh Bến Nghé 1 đoạn nhỏ).
- Phía tây giáp với quận 6 (các tuyến đường Ngô Nhân Tịnh, Nguyễn Thị Nhỏ, Lê Quang Sung, bến xe Chợ Lớn là ranh giới).
- Phía nam của quận giáp với quận 8 (kênh Tàu Hủ là ranh giới).
- Phía bắc giáp quận 11, quận 10 với các tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, Hùng Vương là ranh giới.
Bản đồ quận 6
Quận 6 theo bản đồ SG thuộc vào nội thành của Thành phố HCM với vị trí địa lý:
- Phía đông giáp với quận 5 với các tuyến đường Ngô Nhân Tịnh, Nguyễn Thị Nhỏ và bến xe Chợ Lớn là ranh giới.
- Phía tây giáp quận Bình Tân với đường An Dương Vương là ranh giới.
- Phía nam giới với quận 8 với kênh Ruột Ngựa và kênh Tàu Hủ là ranh giới.
- Phía bắc giáp với quận Tân Phú và quận 11 (các tuyến đường Tân Hóa, Hồng Bàng là ranh giới).
Bản đồ quận 7
Quận 7 trước đây từng là 1 phần của huyện Nhà Bè. Quận này nổi tiếng với công viên giải trí Wonderland, khu chế xuất Tân Thuận và khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Quận 7 nằm phía nam của thành phố Hồ Chí Minh với vị trí địa lý:
- Phía đông giáp với thành phố Thủ Đức (qua sông Sài Gòn) và huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai (qua sông Nhà Bè).
- Phía tây giáp huyện Bình Chánh và quận 8 với rạch Ông Lớn là ranh giới.
- Phía nam giáp với huyện Nhà Bè với ranh giới là Rạch Rơi – Rạch Đỉa – Sông Phú Xuân.
- Phía bắc giáp với thành phố Thủ Đức qua sông Sài Gòn và quận 4 qua kênh Tẻ.
Bản đồ quận 8
Quận 8 theo bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh nằm về phía nam khu vực nội thành. Địa bàn của quận 8 trải dài theo kênh Đôi và kênh Tàu Hủ, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt và có vị trí địa lý như sau:
- Phía đông quận 8 giáp với quận 7 thông qua rạch Ông Lớn.
- phía đông bắc giáp với quận 4 thông qua kênh Tẻ.
- Phía tây của quận giáp với quận Bình Tân.
- Phía nam quận giáp với huyện Bình Chánh.
- Phía bắc giáp với quận 6 và quận 5 với kênh Ruột Ngựa và kênh Tàu Hủ là ranh giới.
Bản đồ quận 10
Quận 10 thuộc nội thành của TPHCM, có địa hình tương đối bằng phẳng, so với mực nước biển cao trên 2m. Đây là quận có nhiều di tích lịch sử, địa điểm tham quan nổi tiếng tại Sài Gòn.
Bản đồ quận 11
Quận 11 chính thức thành lập vào năm 1969 với nhiều địa điểm nổi tiếng như chùa Phụng Sơn, khu du lịch Đầm Sen, khu liên hợp thể thao Phú Thọ,..Đây là quận thuộc nội thành của Thành phố HCM.
Bản đồ quận 12
Quận 12 nằm về phía tây bắc của thành phố theo bản đồ HCM. Quận 12 nằm dọc theo quốc lộ 1, là ngõ giao thông quan trọng của Sài Gòn nối liền với các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Bản đồ quận Tân Bình
Quận Tân Bình thuộc nội thành của thành phố với địa hình tương đối bằng phẳng. Độ cao trung bình là 4 đến 5m, trong đó khu sân bay Tân Sơn Nhất là cao nhất với 8 – 9m. Trên địa bàn quận Tân Bình theo thống kê còn có đất nông nghiệp và kênh rạch.
Quận Phú Nhuận
Quận Phú Nhuận theo bản đồ Sài Gòn là một quận nội thành của thành phố. Phía đông của quận giáp với quận Bình Thạnh, giáp quận Tân Bình ở phía Tây. Phía nam giáp quận 1 và quận 3 và giáp quận Gò Vấp ở phía Bắc.
Quận Gò Vấp
Quận Gò Vấp được biết nằm ở phía bắc nội thành của HCM, giáp với quận Bình Thạnh ở phía đông. Phía bắc và tây giáp với quận 12 với ranh giới là kênh Bến Cát – Tham Lương – Nước Lên. Gò Vấp giáp với quận Tân Bình và Phú Nhuận ở phía nam.
Quận Bình Thạnh
Khu vực quận nằm ở phía bắc nội thành theo bản đồ Hồ Chí Minh. Bình Thạnh giáp với thành phố Thủ Đức ở phía đông với ranh giới là sông Sài Gòn. Phía tây giáp với quận Gò Vấp và quận Phú Nhuận, giáp với quận 1 ở phía nam.
Quận Tân Phú
Quận Tân Phú thuộc nội thành của Sài Gòn, giáp quận Tân Bình ở phía đông, quận Bình Tân ở phía tây, quận 11 và quận 6 ở phía nam, quận 12 ở phía bắc. Địa bàn quận Tân Phú sở hữu nhiều địa điểm tham quan như đình Tân Thới, địa đạo Phú Thọ Hòa cùng nhiều địa điểm khác.
Như vậy, Sea Office đã giúp bạn tìm hiểu về bản đồ thành phố Hồ Chí Minh qua bài viết trên rồi. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc xem và tìm kiếm thông tin ở các quận của Sài Gòn.
Sea Team là đội ngũ chuyên nghiệp phụ trách tạo ra các nội dung chất lượng cao trên Seaoffice.vn. Với sự hỗ trợ của các chuyên gia, chúng tôi mang đến những bài viết hữu ích, được kiểm chứng kỹ lưỡng, giúp bạn dễ dàng tiếp cận thông tin và kiến thức giá trị. Đội ngũ luôn nỗ lực không ngừng để cung cấp những nội dung đáng tin cậy và truyền cảm hứng, đồng hành cùng bạn trên hành trình khám phá tri thức.