Ngọc ngân là loài cây thường dùng để trang trí trong các quán cà phê, nhà ở, đặc biệt là các văn phòng làm việc. Thậm chí, đây còn là món quà tặng trong các dịp tân gia, khai trương, thăng chức… Mặc dù phổ biến là thế nhưng không phải ai cũng biết về ý nghĩa phong thủy cũng giá trị thẩm mỹ của cây ngọc ngân. Vì thế, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu, biết đâu đây chính là “cây may mắn” cho bạn thăng tiến, phát triển sự nghiệp!
Nội dung
Tìm hiểu về nguồn gốc và cách nhận biết
Ngọc ngân thuộc loại cây thân thảo, ưa bóng, họ Ráy và có tên khoa học là Aglaonema Oblongifolium. Cây có nguồn gốc đến từ Châu Mỹ, sau đó được lai tạo từ cây phú quý do một nhà thực vật học tiến hành từ năm 1982 và phổ rộng nhiều nơi. Tại khu vực Đông Nam Á, ngọc ngân được trồng phổ biến tại Trung Quốc và Việt Nam.
Ngọc ngân mang sức hút mãnh liệt riêng của mình thông nét đẹp đặc trưng đến từ những chiếc lá. Cụ thể, lá có hình bầu dục, mọc ra từ thân cây với bản to và dài, đầu nhọn. Đặc biệt, trên mỗi chiếc lá có phông nền màu xanh là nhiều đốm trắng được điểm tô xen kẽ và dày đặc, chiếm hơn 80% diện tích lá. Đây là nét đẹp mang tính thẩm mỹ cao hiếm thấy ở những loài cây cảnh phong thủy khác.
Cây cảnh ngọc ngân vốn thuộc dòng thân cỏ, khi mọc sẽ mọc thành từng khóm – bụi lớn, mỗi gốc sẽ có từ 5 – 6 nhánh với thân dưới ôm chặt và quấn quýt nhau còn phần trên lại bung tỏa, xõa tán lớn. Hơn nữa, thân cây cao chỉ từ 25 – 50 cm nhưng lại có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, tuổi thọ dài lâu nhờ có bộ rễ chùm lớn. Chính vì thế, loài cây cảnh quý này nên rất thích hợp để bàn, trên tủ sách, kệ tivi,…giúp trang trí và tạo thêm không gian xanh mát lành.
Ý nghĩa phong thủy từ cây ngọc ngân
Không chỉ sở hữu bề ngoài cuốn hút nhờ vẻ đẹp mang tính thẩm mỹ mà loài cây này trong phong thủy còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Bởi mỗi ý nghĩa đó lại thể hiện những điều tốt đẹp riêng.
Tài lộc, thịnh vượng và giàu sang
Ngọc ngân là cái tên được bắt nguồn từ màu sắc bên trong của cây. Tức màu xanh chỉ ngân còn màu trắng chỉ ngọc mà ghép thành. Và ngay từ cái tên cũng đủ cho ta thấy được ý nghĩa phong thủy về tài lộc, sự giàu sang và phú quý đang ẩn chứa bên trong cây quý. Bởi theo từ điển Hán Việt, chữ “ngân” chỉ ngân lượng, tiền bạc còn chữ “ngọc” biểu thị nghĩa là con người.
Trong khi theo quan niệm cổ xưa, nếu mang theo ngọc bên người sẽ giúp thu hút được nhiều sinh và vận khí tốt. Do đó, ý nghĩa của cây ngọc ngân cũng thể được sự quý giá của nó sánh bằng ngọc và tiền tài. Nếu đặt nó trong nhà, nhất là tại bàn làm việc trong các văn phòng sẽ giúp hút tài, hút lộc nên công việc làm ăn thuận lợi hơn.
Đặc biệt, nếu hoa ngọc ngân nở sẽ càng tốt lành cho gia chủ. Bởi điều này báo hiệu vận may đang tới, cuộc sống được sang trang mới – tốt đẹp và dư giả, sung túc, thịnh vượng hơn.
Trừ tà khí, mang lại sự may mắn và an yên
Không chỉ giúp tài lộc mà cây Ngọc Ngân trong phong thủy còn có ý nghĩa trừ tà, giúp xua đuổi khí xấu và những điều xui rủi khác. Đặc biệt với khả năng sinh trưởng mạnh mẽ cùng tán lá rộng, thân khỏe nên loài cây này còn có ý nghĩa về mặt “bản lĩnh” của con người.
Theo đó, trồng và thưởng cây cảnh ngọc ngân sẽ không chỉ giúp tinh thần chúng ta được thư thái, an yên mà còn tìm thấy được năng lượng tích cực, động lực để đi lên. Vì thế, nếu là một startup mới khởi nghiệp thì đây chính là nguồn động viên và hối thúc mỗi ngày để sớm đạt thành công.
Tình yêu gắn kết bền lâu
Cây ngọc ngân còn mang một cái tên cực đẹp khác là valentine. Valentine là biểu trưng trong tình yêu. Trong khi đó, hình ảnh những bẹ lá mọc quấn quýt, ôm chặt vào cây như tình duyên đôi lứa luôn bền chặt. Hay sự xen kẽ giữa màu trắng và xanh vào nhau cũng thể hiện ý niệm chung thủy trong lòng người yêu. Nên loài cây này còn được dùng làm quà tặng đặc biệt cho các dịp tân hôn, tân gia,…
Điểm danh những cung mệnh hợp với cây ngọc ngân
Là loài cây đẹp cả từ hình thức bên ngoài lẫn ý nghĩa bên trong nên ai cũng muốn có cho mình một chậu cây ngọc ngân. Tuy nhiên, theo các chuyên gia ngũ hành tương sinh tương khắc thì chỉ có những người thuộc bản mệnh dưới đây mới nên trồng:
Người mệnh Kim
Với người mệnh Kim, màu bản mệnh chính là Trắng. Trong khi lá ngọc ngân có nhiều đốm trắng đan xen chiếm tới hơn 80%. Đồng thời phần đuôi lá nhọn tựa như mũi giáo, thể hiện sự mạnh mẽ giống như bản tính kiên định và đầy quyết đoán của người mệnh Kim vậy.
Người mệnh Thổ
Cùng với Kim thì mệnh thổ cũng rất thích hợp dùng cây ngọc ngân để trang trí trong nhà và trên bàn làm việc của mình. Bởi trong ngũ hành tương sinh, mệnh thổ và kim là hai bản mệnh tương trợ nhau. Vậy nên cây này cũng sẽ giúp thu hút nhiều tài lộc, may mắn để công việc làm ăn thuận lợi, phát tài, thu nhiều tiền bạc, cuộc sống dư giả hơn.
Người mệnh thủy
Cũng giống như Thổ, Thủy là mệnh tương sinh với Kim, tức Thổ sinh Kim mà Kim sinh Thủy. Vì thế theo luật tương sinh thì kim sẽ bổ trợ giúp Thủy phát triển. Vậy nên, bạn là mệnh Thủy thì không thể bỏ sót loài cây ngọc ngân – cực thiên về Kim rất lớn này.
Còn lại những mệnh như Hỏa và Mộc thì nên hạn chế trồng cây cảnh này. Tuy nhiên, nếu vì quá yêu thích vẻ đẹp độc đáo của ngọc ngân thì bạn có thể hóa giải xung khắc bằng cách chọn màu chậu trồng phù hợp. Với mệnh Mộc có thể hóa giải với màu chậu là đen hoặc xanh nước biển, còn với mệnh Hỏa nên chọn chậu có màu nâu. Đồng thời, chọn vị trí đặt cây hợp phong thủy cũng rất cần thiết.
Tuổi nào nên trồng cây ngọc ngân?
Cùng với câu hỏi mệnh nào hợp cây ngọc ngân thì tuổi nào nên trồng ngọc ngân cũng được quan tâm không kém. Muốn biết nên hay không thì chỉ cần bạn đối chiếu năm tuổi của mình có thuộc một trong các mệnh trên là được.
Những người có tuổi mệnh Kim nên trồng gồm: Giáp Ngọ – 1954, Ất mùi – 1955, tuổi Quý Mão với các năm sinh như 1903, 1963, 2024, Tân hợi – 1971, Canh tuất – 1970, Tuổi giáp Tý – 1984, Ất Sửu – 1985, Tuổi Nhâm Thân – 1992, Quý Dậu – 1993, tuổi Tân Tỵ – 1941, 2001 và Canh Thìn sinh năm 2000.
Người có tuổi thuộc mệnh Thổ gồm: Kỷ Mão – sinh năm 1999, Mậu Dần – sinh năm 1998, tuổi Tân Sửu – sinh năm 1961 và 2021, tuổi Canh Ngọ – 1990, Mậu Thân – 1948 và 1968, Tân Mùi – sinh năm 1991, Bính tuất – 1946 và 2006, tuổi Kỷ Dậu sinh năm 1969.
Xem ngay:
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây ngọc ngân
Cách trồng cây ngọc ngân
Có 2 cách trồng cây phổ biến là trong cách chậu đất hoặc theo phương pháp thủy sinh. Mỗi cách trồng lại có những ưu điểm khác nhau mà tùy vào sở thích để bạn lựa chọn.
Với cách trồng bằng đất: Bạn cần chú ý chọn kích thước chậu phù hợp với kích thước, chiều cao của cây. Trước tiên, chúng ta cho đất vào trong chậu, nên chọn đất có chất tơi xốp, dễ thoát nước. Bạn có thể trộn thêm các chất dinh dưỡng khác như đạm vi sinh hoặc hữu cơ với lượng vừa phải để bổ sung thêm dưỡng chất cho cây. Sau đó, đào hố, cho cây vào rồi lấp đất lại và tưới nước và thêm sỏi lên bề mặt chậu là xong.
Với cách trồng thủy sinh: Phương pháp trồng cây ngọc ngân này đơn giản hơn. Chúng ta chỉ cần chọn loại bình thủy tinh với kiểu dáng theo ý muốn. Cho cây vào bình, có thể dùng dây kẽm để cố định vị trí cho cây. Sau đó cho nước đã được pha thêm dung dịch thủy sinh nữa là hoàn thành nhé.
Hướng dẫn cách chăm sóc
Nếu cây cảnh phong thủy ngọc ngân được chăm sóc đúng cách để phát triển tốt thì sẽ càng giúp thu hút nhiều vận khí tài lộc. Do đó, chúng ta cần lưu ý:
- Về ánh sáng: Đây là loại cây có đặc tính ưa sống trong bóng mát. Vì thế, nếu đặt cây tại nơi có ánh nắng gay gắt như ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào hoặc nơi có nguồn nhiệt cao như lò sưởi….thì không thích hợp. Điều này có thể khiến màu cây nhanh chóng bị chuyển sang màu vàng và khô héo. Để giúp cây quang hợp và phát triển, tốt nhất là cho cây tắm nắng từ 15 – 30 phút, thời gian vào lúc 7 – 9h sáng.
- Nhiệt độ: Là cây ưa bóng mát nhưng nếu nhiệt độ dưới 20 độ C hoặc trên 30 độ C đều không tốt. Bởi nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều là nguyên nhân khiến cây bị vàng lá và chết dần.
- Cách tưới nước: Nên tưới nước thường xuyên, mỗi ngày dùng bình xịt phun sương 2 lần để giúp duy trì độ ẩm. Tuy nhiên, tránh tưới quá nhiều nước sẽ làm cây dễ bị úng nước.
- Bón phân: Cứ cách khoảng 2 – 3 tháng thì bón phân hữu cơ một lần. Khi bón, cần tránh phân dính vào gốc và lá cây để tránh gây cháy. Bên cạnh đó, nếu thấy lá bị hỏng, vàng hoặc nhiễm sâu bệnh thì nên cắt tia ngay, đồng thời có thể dùng thuốc trừ sâu sinh học để diệt sâu một cách an toàn.
- Với cách trồng thủy sinh: Nên thay nước cách 5 ngày 1 lần. Ở mỗi lần thay cần vệ sinh bình và rửa rễ cây dưới vòi nước nhẹ. Công việc này sẽ giúp kích thích các tế bào lông hút của rễ cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng giúp cây phát triển khỏe mạnh.
Như vậy, cây ngọc ngân mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, nhất là về phát tài phát lộc. Vì thế, với những người làm kinh doanh hoặc muốn phát triển sự nghiệp thì nên sở hữu ít nhất một chậu ngọc ngân tại văn phòng, chỗ làm việc của mình. Nhưng với nhà có trẻ nhỏ thì cần chú ý tránh để trẻ ăn phải loại cây này. Bởi chất Calcium Oxalate có trong nhựa cây có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhé.
Sea Team là đội ngũ chuyên nghiệp phụ trách tạo ra các nội dung chất lượng cao trên Seaoffice.vn. Với sự hỗ trợ của các chuyên gia, chúng tôi mang đến những bài viết hữu ích, được kiểm chứng kỹ lưỡng, giúp bạn dễ dàng tiếp cận thông tin và kiến thức giá trị. Đội ngũ luôn nỗ lực không ngừng để cung cấp những nội dung đáng tin cậy và truyền cảm hứng, đồng hành cùng bạn trên hành trình khám phá tri thức.