Cây lưỡi hổ có tác dụng tốt trong việc cải thiện vượng khí, thanh lọc không khí, nâng cao sức khỏe cũng như tạo ra phong thủy rất tốt cho chủ sở hữu. Chính vì thế nên loại cây này được nhiều người ưa chuộng mặc dù không sở hữu dáng hình nhẹ nhàng, thanh mảnh như những cây cảnh khác. Xét về mặt phong thủy thì lưỡi hổ có ý nghĩa gì? Cây có tác dụng như thế nào? Sea Office sẽ bật mí cho mọi người ngay dưới đây.
Tim hiểu cây lưỡi hổ
Lưỡi hổ có tên khoa học là Sansevieria trifasciata, là loại cây cảnh, thường được trồng trong nhà, vườn để làm đẹp không gian. Lưỡi hổ có chiều cao tầm 50 đến 60cm, có thân dạng dẹt, mọng nước. Thân cây tuy nhìn sắc nhọn nguy hiểm nhưng thực tế rất mềm, chạm vào có cảm giác mềm mại, không làm đứt tay.
Trên thân của lưỡi hổ có 2 màu xanh và vàng chạy dọc từ gốc đến ngọn. Hoa của chúng sẽ nở thành từng cụm, phát triển từ phần gốc và có quả hình tròn. Tuy nhiên, hoa lưỡi hổ hiếm khi nở nên việc bắt gặp được hình ảnh chúng nở rộ có ý nghĩa rất đặc biệt.
Theo quan niệm của người xưa, nếu ai chăm sóc cây nở hoa thì người đó sẽ may mắn trong năm đó. May mắn này là mọi chuyện trong năm đều suôn sẻ, thuận lợi, tiền tài dồi dào và có được hạnh phúc. Đây là loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới. Lưỡi hổ có đến 70 loài khác nhau rất đa dạng như: lưỡi hổ xanh, lưỡi hổ Thái, lưỡi hổ cọp,…Trong đó, lưỡi hổ cọp và lưỡi hổ Thái xuất hiện phổ biến nhất ngày nay.
Ý nghĩa phong thủy cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ có tác dụng trừ tà, đẩy lùi những điềm xấu, chống lại sự bỏ bùa. Thân hình của lưỡi hổ giống như con dao sắc và được coi là sức mạnh của chúa sơn lâm nên sẽ hạn chế xui xẻo, xu đuổi tà khí cho gia chủ. Vậy nên mọi người thường thấy loại cây này được trồng trước nhà thành một hàng rào hoặc trồng thành hàng phía trước cửa các tòa nhà.
Bên cạnh đó, chúng còn mang đến tài lộc và may mắn cho gia chủ trong phong thủy theo quan niệm của nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Đây sẽ là một món quà cực ý nghĩa nếu gửi tặng cho bạn bè, người thân với mong muốn cầu chúc may mắn đến người được tặng.
Nên đặt lưỡi hổ ở đâu?
Phòng khách được đánh giá là vị trí đẹp để trưng các chậu cây lưỡi hổ. Đây cũng được xem là vị trí vô cùng tốt trong việc thu hút tài lộc, tiền tài cho gia đình. Cây được đặt ở vị trí này không chỉ giúp gia chủ thỏa đam mê chơi cây cảnh, tạo ấn tượng trang trí cho khách đến chơi nhà mà còn giúp gia đình được bảo vệ.
Nếu là dân văn phòng, bạn cũng nên đặt ngay một chậu lưỡi hổ cảnh trên bàn làm việc của mình. Điều này sẽ giúp cho chủ nhân cảm thấy thoải mái, thư giãn, xả stress trong quá trình làm việc. Đồng thời, chúng còn giúp người sở hữu thuận buồm xuôi gió, thuận lợi trong công việc.
Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì?
Màu đặc trưng của lưỡi hổ là xanh và vàng, đây cũng là các màu hợp với mệnh Thổ và mệnh Kim. Vậy nên, chủ của 2 mệnh này trồng lưỡi hổ trong nhà sẽ giúp mọi việc trở nên thuận lợi hơn. Gia chủ có được vận thế tốt, giúp xua đuổi tà ma, mang đến may mắn và thành công trong cuộc sống.
Những người thuộc mệnh Kim và Thổ muốn đặt lưỡi hổ trong nhà cũng nên lưu ý đến vị trí, không gian đặt sao cho thích hợp nhất. Việc này giúp cây đem đến phong thủy tốt nhất, là bùa hộ mệnh cho gia chủ và tránh ảnh hưởng đến phong thủy của ngôi nhà.
Tác dụng của cây lưỡi hổ
Được biết, lưỡi hổ là một loài cây có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của chúng ta, nhất là công dụng chữa bệnh nhưng điều này ít ai biết được. Những công dụng của lưỡi hổ như thế nào, Sea Office sẽ chia sẻ chi tiết đến mọi người ngay dưới đây:
Lọc không khí
Trồng lưỡi hổ trong nhà mang đến rất nhiều công dụng cho chủ nhân như giúp cải thiện giấc ngủ, thành viên trong gia đình ngủ ngon hơn. Lý do là vì lưỡi hổ có chức năng hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2 kể cả ban đêm. Lá của loài cây này có khả năng hút bám bụi rất tốt nên không khí trong nhà luôn luôn trong lành.
Giảm hiệu ứng nhà kính
Các phòng làm việc đông người, các tòa nhà văn phòng cao tầng, không gian công cộng thiếu oxy nên trồng loại cây này. Tác dụng của chúng là khử khuẩn, thanh lọc không khí, giảm triệu chứng sổ mũi, ho, hắt hơi do không khí nhiễm khuẩn gây ra.
Giúp giảm dị ứng ở da
Lá lưỡi hổ mọng nước nên chúng cũng có tác dụng tương tự như lá nha đam, có tính kháng viêm, sát khuẩn. Nếu làn da của bạn bị cháy nắng, rộp, bỏng, bị xước do va chạm hay dị ứng nổi mẩn ngứa thì có thể cắt lá lưỡi hổ để đắp lên vết thương. Chúng sẽ nhanh chóng sát khuẩn và hạn chế việc để lại vết thâm rất tốt.
Làm chất sát khuẩn cực hiệu quả trên da
Do lưỡi hổ có tính kháng khuẩn nên một số chị em phụ nữ thường sử dụng gel của nó giống như nước rửa tay, sữa tắm, nước rửa chén để tiêu diệt những vi khuẩn có hại trên da. Làn da sẽ căng mịn và đồng thời thơm mùi chất gel trong cây.
Sử dụng làm nước súc miệng
Gel của lưỡi hổ có đặc tính thảo dược, tính sát khuẩn cao và có mùi thơm dễ chịu chúng ta có thể sử dụng chúng như một dung dịch súc miệng hàng ngày. Việc này cũng giúp giảm tình trạng sâu răng, trị chứng chảy máu chân răng, hôi miệng rất tốt.
Trị hen suyễn
Hen suyễn là một căn bệnh cực kỳ ám ảnh đối với những người đang bị, nhất là khi thời tiết hanh khô. Nếu bạn bè hay người thân mắc phải bệnh này, bạn có thể chia sẻ cách trị hiệu quả cho họ từ cây lưỡi hổ. Chúng giúp bệnh nhân ngăn chặn cơn suyễn kéo dài và giúp việc hô hấp được dễ dàng hơn.
Khi đến cơn suyễn, bạn hãy lấy một ít gel của cây cho vào nước sôi. Trong khi hơi bóng bốc lên, bạn hãy hít vào để các tinh chất chống viêm vào mũi, họng theo hơi nước, giúp cơn suyễn kết thúc nhanh chóng.
Giảm mệt mỏi, căng thẳng
Khi làm việc trong không gian có nhiều thiết bị điện tử, ít không khí và thường xuyên đóng kín trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Vậy nên các văn phòng công ty hầu hết đều lựa chọn trồng lưỡi hổ nhằm giúp nhân viên giảm stress, tạo màu sắc tươi mới. Chúng mang đến cảm giác thư thái và giúp bảo vệ sức khỏe của mọi người.
Lưỡi hổ có tác hại nào không?
Cây lưỡi hổ được trồng nhiều và là loại cây cảnh phổ biến dùng để trang trí trong phòng khách, văn phòng làm việc hay thậm chí là phòng ngủ. Tuy nhiên, một số thông tin khuyến cáo rằng không nên trồng cây khi nhà có trẻ em bởi trong lá lưỡi hổ có chứa độc tố.
Bên cạnh những tác dụng tốt của lưỡi hổ thì chúng vẫn có một số tác hại nhỏ như có độc tố trong lá cây. Nếu như ăn phải lá của cây này thì sẽ có cảm giác buồn nôn, đau bụng, đi ngoài.
Những triệu chứng trúng độc của lưỡi hổ gần giống như triệu chứng bị rối loạn tiêu hóa thông thường. Những vật nuôi như chó, mèo cũng sẽ có các triệu chứng tương tự nếu như ăn phải lá của loại cây này.
Cách để trồng được cây lưỡi hổ
Có 2 cách phổ biến để trồng cây này đó là trồng từ cây con và trồng bằng hom lá. Cụ thể phương pháp thực hiện của 2 cách này như thế nào cùng tham khảo ngay dưới đây:
Trồng từ cây con
Nếu muốn thay chậu cho cây, bạn hãy tách những cây con ra và cho chúng vào một chậu nhỏ khác. Bạn nên cắt phần rễ khô hoặc hỏng và loại bỏ hoàn toàn đất cũ từ gốc cây sau đó mới trồng cây con vào chậu mới. Tiếp đó, bạn hãy tưới nước cho cây và tiếp tục chăm sóc như bình thường.
Trồng bằng hom lá
Chọn những lá xanh, đẹp khi muốn trồng lưỡi hổ bằng phương pháp này. Tiếp đến, bạn cắt lá ngang sát gốc rồi chia lá thành từng đoạn khoảng 5cm. Trước khi thực hiện bước tiếp theo, bạn cần để lá trong vài giờ cho chúng tự lành sẹo. Tiếp theo, bạn hãy chôn từng khúc lá xuống chậu, đảm bảo phần đất lắp lên khoảng ½ chiều cao của lá rồi xịt nước để tạo độ ẩm cho chúng phát triển.
Một số lưu ý về cách trồng và nuôi cây lưỡi hổ
Nếu yêu thích và muốn trồng loại cây cảnh này, các bạn hãy làm theo đúng nguyên tắc sau để có được một chậu cây hoàn mỹ:
- Tưới nước: Loại cây này có đặc điểm là xuất thân từ vùng đất khô hạn nên cây có khả năng chịu hạn cực tốt, thường sẽ không ưa nước. Vì vậy, bạn không nên tưới nước quá nhiều trong quá trình chăm sóc cây. Cây chỉ cần được tưới nước từ 1 đến 2 tuần/ lần tùy vào điều kiện thời tiết. Khi tưới, bạn nên sử dụng bình để phun ẩm cho cây.
- Ánh sáng: Lưỡi hổ vốn ưa bóng râm, nên đặt cây ở nơi có ánh sáng yếu thay vì đặt nơi có vị trí nắng gắt. Vậy nên bạn chỉ cần chọn khu vực ít nắng là được. Nếu đặt cây trong nhà, gia chủ nên đem chúng ra phơi sáng sau khoảng 2 đến 3 tháng và thời gian phơi tốt nhất là từ 7h đến 9h sáng.
- Nhiệt độ và dinh dưỡng: Nhiệt độ cho cây phát triển lý tưởng là khoảng 20 – 30 độ. Bạn nên bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây trong những ngày mùa đông bằng cách bón thêm phân để cây phát triển khỏe mạnh. Lân được bón thúc tại vị trí cách gốc cây khoảng 10 cm và bón khoảng 3 đến 4 tháng một lần.
Tất cả những thông tin bạn muốn tìm hiểu về cây lưỡi hổ đã được chia sẻ khá chi biết bởi Sea Office qua bài viết trên rồi. Đây là loại cây không chỉ có tác dụng trang trí mà còn có lợi ích phong thủy sâu sắc nên hãy xem xét việc trồng chúng trong nhà hoặc không gian làm việc của mình nhé.
Sea Team là đội ngũ chuyên nghiệp phụ trách tạo ra các nội dung chất lượng cao trên Seaoffice.vn. Với sự hỗ trợ của các chuyên gia, chúng tôi mang đến những bài viết hữu ích, được kiểm chứng kỹ lưỡng, giúp bạn dễ dàng tiếp cận thông tin và kiến thức giá trị. Đội ngũ luôn nỗ lực không ngừng để cung cấp những nội dung đáng tin cậy và truyền cảm hứng, đồng hành cùng bạn trên hành trình khám phá tri thức.