Nguyen Chinh Alex 01 Th8, 2024

Cây trường sinh dễ trồng, dễ chăm sóc, có sức sống mãnh liệt, phát triển tốt dù điều kiện thời tiết có khắc nghiệt. Nên theo quan niệm của nhiều người, trường sinh là biểu tượng của sự trường tồn, bất diệt, có thể giúp gia tăng sức khỏe, tài lộc, may mắn cho người trồng. Nếu bạn đang muốn trồng vài chậu trường sinh, cùng Sea Office tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách chăm sóc loài cây này nhé! 

Nguồn gốc, đặc điểm của cây trường sinh

Cây trường sinh có tên khoa học là Peperomia Obtusifolia, thuộc họ Crassulaceae (thuốc bỏng), là một loài cây thân thảo, có nguồn gốc từ Madagascar của Nam Phi. Cây này còn có nhiều tên gọi khác là: diệp sinh căn, thiên cảnh tạp giao, đả bất tử, cây phải bỏng.

Hình 1: Cây trường sinh có nguồn gốc từ Madagascar của Nam Phi

Hình 1: Cây trường sinh có nguồn gốc từ Madagascar của Nam Phi

Loài cây này có thể sinh trưởng và phát triển quanh năm. Chiều cao trung bình của cây từ 15cm – 20cm, nếu được trồng trong điều kiện tốt và chăm sóc đúng cách, chiều cao của cây có thể đạt đến 40cm. Dáng cây phải bỏng nhỏ nhắn, thân cây nhẵn, bóng, mọng nước nhưng sức chống chịu sâu bệnh khá tốt.

Lá cây dày, tròn, có màu xanh sẫm, mọc từ gốc hoặc thân, dạng đối xứng. Cây thường sẽ ra hoa từ khoảng tháng 12 đến tháng 4 sang năm, có màu trắng, mọc thành chùm, hương thơm nhẹ, kích thước hoa không lớn và khá hiếm nên không phải ai cũng biết đến hoa của cây này. 

Cách phân loại cây trường sinh

Cách phân biệt cây này chủ yếu dựa vào hình dáng của lá. Theo đó, hiện nay có 2 loại chính là diệp sinh căn lá dài và lá tròn. Cụ thể:

  • Cây phải bỏng lá tròn: Lá cây tròn, nhẵn bóng, màu xanh đậm, mọng nước. Cây được trồng theo bụi, kích thước khá nhỏ nên thường để bàn vừa giúp thanh lọc không khí, hạn chế tia bức xạ vừa mang đến may mắn, tài lộc cho người trồng. 
  • Cây phải bỏng lá dài: Lá cây dài và nhọn về phần đầu, không mọng nước, lá khá mỏng. Chiều cao cây có thể lên đến 1m, có hoa màu trắng, thường mọc thành chùm ở đỉnh ngọn. Trường sinh lá dài không phổ biến do kích thước cây lớn và không mang nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy.
Hình 2: Cây diệp sinh từ lá dài không quá phổ biến

Hình 2: Cây diệp sinh từ lá dài không quá phổ biến

Tìm hiểu các công dụng của cây trường sinh

Thiên cảnh tạp giao có rất nhiều công dụng trong cuộc sống, cụ thể:

  • Thanh lọc không khí, loại bỏ các khí độc gây ô nhiễm môi trường như: cacbondioxit, fomandehit. Nhờ đó, bạn luôn cảm thấy thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi,giúp bảo vệ hệ thần kinh và đường hô hấp hiệu quả.
  • Hạn chế loạt tia bức xạ gây hại từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, giúp giảm nguy cơ gây ung thư nếu đặt cây trên bàn làm việc. 
  • Tạo điểm nhấn cho không gian sống: Dù kích thước của một chậu đả bất tử khá nhỏ nhưng nhờ có màu xanh sẫm đặc trưng, cây vẫn rất hút mắt và giúp không gian sống thêm hài hòa.
  • Giúp điều trị bệnh ho lâu ngày rất tốt. 
Hình 3: Thiên cảnh tạp giao có rất nhiều công dụng trong cuộc sống

Hình 3: Thiên cảnh tạp giao có rất nhiều công dụng trong cuộc sống

Mặc dù diệp sinh căn có rất nhiều công dụng nhưng thực tế cây này lại chứa một chất gel có thể khiến một số người bị dị ứng. Đặc biệt, nếu ăn nhiều sẽ khiến người cảm thấy chóng mặt, buồn nôn. Nên nếu bạn có ý định trồng trường sinh, nên cẩn thận nếu gia đình có trẻ nhỏ. 

Cây trường sinh có ý nghĩa phong thủy như thế nào?

Bên cạnh những công dụng kể trên thì trường sinh còn mang trong mình ý nghĩa phong thủy sâu sắc. Bởi hình dáng lá cây tròn đều, mọc đối xứng, xum xuê, thân cây nhẵn bóng, mọng nước nên nhiều người cho rằng diệp sinh căn là biểu tượng của sự sinh sôi, nảy nở, viên mãn, tạo sự gắn kết của các thành viên trong gia đình, đồng nghiệp. 

Ngoài ra, bởi cây có sức sống mãnh liệt dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt vẫn sinh trưởng phát triển rất tốt. Nên đả bất tử còn là biểu tượng của sự trường tồn, vĩnh cửu. Không những thế, cây còn mang đến nhiều may mắn, tài lộc, sự thăng tiến không ngừng trong sự nghiệp và hôn nhân. 

Hình 4: Một chậu trường sinh mang trong mình ý nghĩa phong thủy sâu sắc

Hình 4: Một chậu trường sinh mang trong mình ý nghĩa phong thủy sâu sắc

Cũng bởi những ý nghĩa tốt đẹp trong phong thủy, đả bất tử được nhiều người lựa chọn để trồng ngoài ban công, bài trí trên bàn làm việc hoặc dùng làm quà tặng cho người thân, bạn bè với lời chúc may mắn, hạnh phúc hơn nữa. Nhưng thường những cây mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc chỉ hợp từng mệnh, từng tuổi. Vậy cây trường sinh hợp tuổi nào, mệnh gì?

Cây trường sinh hợp mệnh gì, tuổi nào?

Đây là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Bởi thực tế, đặc điểm của mỗi loài cây sẽ phù hợp với từng cung mệnh khác nhau. Riêng đả bất tử với màu xanh sẫm đặc trưng, loài cây này phù hợp với người có mệnh Mộc. Theo đó, người mệnh Mộc có một chậu trường sinh bên cạnh sẽ luôn gặp may mắn, thuận lợi, thăng hoa trong cuộc sống và công việc. 

Ngoài ra, các chuyên gia phong thủy còn nhận định thiên cảnh tạp giao rất thích hợp với những người tuổi Ngọ. Bởi những người tuổi Ngọ thích một cuộc sống tự do, không ngừng khám phá và rất khó để kiềm chế cảm xúc. Nên với công dụng của mình, trường sinh giúp người tuổi Ngọ lấy lại cân bằng trong cảm xúc, ổn định tinh thần để không dẫn đến những quyết định sai lầm. 

Hình 5: Trường sinh là loài cây hợp người mệnh Mộc, tuổi Ngọ

Hình 5: Trường sinh là loài cây hợp người mệnh Mộc, tuổi Ngọ

Cách trồng và chăm sóc cây trường sinh ra sao?

Như đã chia sẻ, trường sinh rất dễ trồng và chăm sóc. Cụ thể:

Cách trồng cây đả bất tử đơn giản

Hiện nay, có 4 cách trồng loài cây này gồm:

Gieo hạt

Bạn có thể trồng diệp sinh căn bằng hạt giống. Các hạt giống cần có độ mẩy, cầm chắc chắn và được mua từ các cửa hàng uy tín. Trước khi gieo xuống đất, bạn sẽ đem hạt giống cây ngâm vào nước ấm 30 phút. 

Bạn chuẩn bị chậu có lỗ thoát nước, đất trồng đảm bảo độ tơi xốp, gieo hạt giống cây vào đó và phủ 1 lớp đất mỏng lên phía trên. Hàng ngày, bạn phun nước cho chậu cây. Trong khoảng vài tuần, hạt giống sẽ bắt đầu nảy mầm. Cách này đơn giản nhưng khá mất thời gian cây mới trưởng thành.  

Giâm lá

Ngoài cách gieo hạt thì muốn có 1 chậu trường sinh đẹp, bạn có thể giâm lá. Theo đó, bạn chỉ chọn các lá già, mọng nước, bề mặt bóng nhẵn, không bị trầy xước. Sau đó, bạn cắt lá ra, chọn một vị trí trồng thích hợp, có đất xốp mềm, đặt các phần lá đã cắt vào đó, phủ đất mỏng lên. 

Mỗi ngày phun sương nhẹ vào chậu cây 1 lần. Chỉ sau vài ngày, trên mỗi phần lá đã cắt sẽ dần mọc lên các cây con. Khi này, mỗi tuần bạn chỉ được phun sương nhẹ 2 lần cho chậu cây, tránh cho cây bị úng nước, thối rễ. Đây là cách trồng diệp sinh căn được nhiều người sử dụng. 

Hình 6: Có đến 4 cách để trồng thành công một chậu diệp sinh căn

Hình 6: Có đến 4 cách để trồng thành công một chậu diệp sinh căn

Trồng từ cây con

Đây là cách trồng cây diệp sinh căn nhanh nhất. Theo đó, thông thường sau 1 khoảng thời gian, từ 1 cây sẽ nảy nở thành rất nhiều cây con. Bạn có thể tách cây con này để trồng sang một chậu khác. Khi tách cây, bạn cần đảm bảo không làm đứt rễ và ảnh hưởng đến cây mẹ.

Trồng theo phương pháp thủy sinh

Với phương pháp này, bạn cần có sẵn vài cây phải bỏng. Sau đó, chuẩn bị chậu cây không có lỗ thoát nước hoặc chậu thủy tinh, cho nước sạch, sỏi và dung dịch vào bên trong. 

Tiếp đến, bạn rửa sạch phần rễ của cây, cắm cây vào chính giữa của chậu. Cuối cùng cho thêm sỏi để cố định phần rễ, cho thêm nước để ngập phần rễ. Nhưng không để nước ngập lá cây. 

* Chú ý: Để cây diệp sinh từ non phát triển thuận lợi trên đất, bạn cần đảm bảo đất trồng cây có độ tơi xốp, sạch vi khuẩn trong đất. Theo đó, bạn trộn đất với trấu, xơ dừa khô và vôi bột theo tỉ lệ 1:1:1:1. Cây phải bỏng nên được trồng ở hướng Bắc Nam, sử dụng bình phun sương để tạo độ ẩm cần thiết cho cây. 

Hướng dẫn cách chăm sóc cây trường sinh chi tiết

Để diệp sinh căn sinh trưởng, phát triển tốt, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

Đất trồng

Bạn có thể chọn đất thịt để trồng nhưng loại đất lý tưởng nhất để trồng cây này là đất có độ mùn cao, tơi xốp, thoát nước tốt, chất đất hơi chua để tạo độ độ xanh sẫm cho lá cây. Muốn có loại đất này, ngoài công thức trộn ở trên, bạn có thể thêm vào đất phân chuồng và đá perlite.

Lượng nước

Trường sinh là loài cây có lượng nước lớn được tích trong lá và thân nên nhu cầu nước tưới của cây này rất ít. Do đó, mỗi tuần bạn chỉ nên tưới 1 lần, nếu trồng ngoài trời có nắng nhiều thì 1 tuần tưới 2 lần chỉ cần đảm bảo đất đủ ẩm là được. Tuyệt đối không để đất ẩm quá lâu khiến cây bị úng gây vàng lá, thối rễ. 

Ánh sáng

Diệp sinh căn thích hợp trồng trong điều kiện bán râm, khó sống nếu bị ánh mặt trời gay gắt chiếu trực tiếp. Cho nên, vị trí trồng cây trường sinh tốt nhất đó là ở ban công, phía sau cửa sổ, bên dưới giếng trời, phòng khách, trên bàn làm việc. Nếu trồng cây trong phòng điều hòa, bạn cần phun sương cấp ẩm cho cây để bù lại lượng nước cây bị mất. 

Hình 7: Diệp sinh căn thích hợp trồng trong điều kiện bán râm

Hình 7: Diệp sinh căn thích hợp trồng trong điều kiện bán râm

Nhiệt độ

Nền nhiệt lý tưởng nhất để trồng thiên cảnh tạp giao là từ 18 đến 30 độ. Khi ở nhiệt độ thấp, cây sẽ ngừng phát triển và bắt đầu rụng lá nhưng ở nhiệt độ cao, lá cây có thể bị rám và héo vì quá nóng. 

Tổng kết

Tựu chung lại, một chậu trường sinh trưởng thành có kích thước không quá lớn. Nên bạn có thể đặt chậu cây này trên bàn làm việc, bài trí trong phòng khách, phòng bếp hay phòng ngủ đều được. Ở những vị trí này, trường sinh giúp gia chủ luôn cảm thấy thư thái, kích thích não bộ hoạt động, tăng sự tập trung để làm việc hiệu quả hơn. 

Tuy nhiên, để cây trường sinh luôn đảm bảo các yếu tố về phong thủy, gia chủ mệnh Mộc và tuổi Ngọ phải luôn giữ cho cây xanh tươi, phát triển không ngừng. Tuyệt đối không để cây bị chết héo khiến tài lộc, may mắn của gia chủ biến mất. Do đó, dù đang thuộc bản mệnh nào thì cũng cần ghi nhớ cách chăm sóc cho cây. 

Hi vọng với những gì Sea Office chia sẻ trong bài viết, bạn sẽ tạo ra nhiều chậu trường sinh hơn của riêng mình, đủ để bài trí ở các phòng trong nhà và dùng làm quà tặng ý nghĩa cho những người bạn yêu thương. 

Đánh giá
icon