sea content 04 Th8, 2024

Trong bối cảnh mới của nền kinh tế, startup trở thành thuật ngữ quen thuộc, là thành phần không thể thiếu, là nhân tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy sự phát triển và chuyển đổi của rất nhiều ngành công nghiệp. Thực tế là vậy nhưng không ít bạn trẻ chưa hiểu rõ startup là gì? Vì thế, vô tình đã đánh mất nhiều cơ hội nghề nghiệp của bản thân. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn nên đọc kỹ thông tin sau đây.

Tìm hiểu khái niệm startup là gì?

Hình 1: Khái niệm Startup là gì

Hình 1: Khái niệm Startup là gì

Startup còn gọi là công ty khởi nghiệp? Hiểu đầy đủ hơn, đó là loại hình công ty do các doanh nhân trẻ thành lập với mục đích tạo ra dịch vụ hoặc sản phẩm hoặc giải pháp mang tính đột phá cho thị trường.

Khác với công ty truyền thống, startup luôn có ý tưởng mới mẻ, tiềm năng phát triển nổi trội. Tuy nhiên, môi trường làm việc này lại chứa nhiều rủi ro vì đi tiên phong trong việc tạo ra những yếu tố mới lạ, phục vụ đồng thời nhiều khách hàng, đáp ứng nhiều mục đích khác nhau.

Phân biệt startup và công ty truyền thống

Hình 2: Sự khác biệt giữa Startup với công ty truyền thống

Hình 2: Sự khác biệt giữa Startup với công ty truyền thống

Giữa công ty truyền thống và Startup có gì khác biệt? Sea Office sẽ giúp bạn phân biệt thông qua các tiêu chí dưới đây:

  • Về quy mô: Startup thường là một nhóm nhỏ, nhân lực ít. Doanh nghiệp thì quy mô lớn, nhân công đông, có khả năng tạo ra việc làm cho rất nhiều lao động.
  • Về tầm nhìn: Công ty khởi nghiệp mong muốn tạo ra những sản phẩm mới, những mục tiêu đột phá thay vì duy trì, mở rộng sản xuất như trước của công ty truyền thống.
  • Về cấu trúc và quản lý: Công ty trẻ cấu trúc phẳng, quá trình tái cấu trúc linh hoạt, quyết định vấn đề nhanh gọn. Công ty truyền thống cấu trúc đa tầng, nhiều bộ phận với vai trò, nhiệm vụ khác nhau.
  • Về cách thức tiếp cận thị trường: Startup khởi nghiệp luôn coi trọng sự đổi mới, nhằm tạo ra một hướng đi mới. Còn mô hình kinh doanh truyền thống vẫn nhắm vào thị trường hiện tại, phát triển các ngành nghề, sản xuất các mặt hàng đã được hoạch định từ trước.
  • Về tài chính: Công ty khởi nghiệp tồn tại và hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn tài trợ từ bên ngoài. Doanh nghiệp truyền thống lại có doanh thu khá ổn, khả năng sinh lãi tốt nên có thể huy động vốn thông qua các khoản vay.
  • Về khả năng tăng trưởng: Startup cơ hội tăng trưởng nhanh, nhấn mạnh đến việc mở rộng đối tượng và thị trường. Công ty truyền thống thường chú trọng củng cố thị phần.
  • Về mức độ rủi ro: Công ty khởi nghiệp mang tính chất thử nghiệm nên mức độ rủi ro cao hơn so với công ty truyền thống.
  • Về khả năng thích nghi: Startup thích ứng nhanh với mọi thay đổi của thị trường cũng như nhu cầu khách hàng. Ngược lại, doanh nghiệp truyền thống mức độ thích nghi chậm hơn do phải dựa trên cấu trúc đã được xây dựng sẵn.

Đánh giá ưu nhược điểm khi làm việc tại startup

Hình 3: Ưu điểm nổi bật của mô hình công ty khởi nghiệp

Hình 3: Ưu điểm nổi bật của mô hình công ty khởi nghiệp

Startup là gì, ưu nhược điểm ra sao? Đây được đánh giá là môi trường làm việc lợi thế, tạo được sức hút lớn với đông đảo nhân lực trẻ hiện nay? Nếu bạn muốn khởi nghiệp cùng startup, bạn cần tham khảo đánh giá dưới đây của chuyên gia:

Về ưu điểm

Mô hình công ty khởi nghiệp xuất hiện ngày một nhiều và được yêu thích bởi sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:

Khả năng sáng tạo tốt

Mục tiêu của Startup là tạo ra cái mới. Vì thế, làm việc tại đây bạn có cơ hội để thử thách, để đổi mới và sáng tạo thông qua việc đề xuất các giải pháp mới mang tính chất đột phá. Các ý tưởng mới của nhân viên được khuyến khích với mức thù lao tương xứng. Vì thế, mỗi cá nhân đều có cơ hội để khẳng định bản thân.

Tính linh hoạt

Điểm thú vị khi làm việc tại Startup là nhân viên có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau ngoài nhiệm vụ chính của họ. Vậy nên, các thành viên thoải mái giải phóng, phát huy toàn bộ kỹ năng của mình. Bạn có thể thử thách mình trong nhiều vai trò mới. Nói tóm lại, đây là môi trường làm việc năng động, sáng tạo cho những ai muốn khẳng định mình.

Nhiều cơ hội để phát triển

Công ty khởi nghiệp có cấu trúc phẳng, ít cấp bậc, nhân viên có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau. Tất cả mọi người đều được phép lên ý tưởng, lắng nghe ý kiến của nhau, được trực tiếp thử thách với các dự án quan trọng có tác động lớn đối với sự phát triển của công ty. Nhờ đó, cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp rõ ràng, rộng mở.

Môi trường làm việc tràn đầy năng lượng

Quy mô Startup nhỏ, cấu trúc đơn giản, nhân viên làm việc theo nhóm gắn bó chặt chẽ với nhau. Vì thế, môi trường làm việc luôn thân thiện, đoàn kết, hợp tác cùng hướng đến một cái đích. Đặc biệt, ở đây, có rất nhiều cá nhân đam mê, khả năng sáng tạo tốt. Đó là cơ hội để bạn học hỏi, nâng cao trình độ bản thân. Startup tạo ra không gian làm việc bình đẳng, giao tiếp cởi mở, thoải mái trình bày ý tưởng. Vậy nên, nhân viên có cảm giác được trao quyền.

Về nhược điểm

Hình 4: Mô hình làm việc với áp lực cao

Hình 4: Mô hình làm việc với áp lực cao

Ngoài những thế mạnh nổi bật trên, Startup không tránh khỏi một số nhược điểm như sau:

  • Tài chính không ổn định: Đây là thách thức lớn đối với công ty khởi nghiệp và nhân viên. Để có được nguồn hỗ trợ tài chính nhất quán từ bên ngoài và đạt mức tăng trưởng ổn định Startup luôn phải nỗ lực hết mình. Sự phụ thuộc vào dòng tiền đầu tư bên ngoài khiến họ gặp không ít khó khăn, nhất là khi thị trường tài chính bất ổn. 
  • Áp lực làm việc cao: Để đảm bảo mức tăng trưởng tốt, nhân viên Startup luôn phải đảm nhận khối lượng công việc lớn, hoàn thành đúng tiến độ. Mặt khác, mỗi người phải cáng đáng đồng thời nhiều trọng trách, nhiều nhiệm vụ nên áp lực lớn. 
  • Môi trường làm việc không ổn định: Đặc thù của Startup là luôn luôn thay đổi. Quy trình, chiến lược, hướng phát triển của công ty có thể thay đổi thường xuyên. Vì thế, nếu không thích ứng kịp, người lao động có thể bị đào thải. Đây được xem là môi trường làm việc khó đoán, thay đổi liên tục, không có sự nhất quán nào. Vậy nên, nếu gia nhập vào Startup, bạn cần học cách thích nghi.
  • Hạn chế cơ hội học hỏi: Vì công ty khởi nghiệp quy mô nhỏ, hoạt động theo nhóm, chủ yếu là lực lượng lao động trẻ cùng làm việc với nhau. Do đó, nhân viên ít có cơ hội tiếp xúc và học hỏi thêm kinh nghiệm từ các chuyên gia như các công ty, doanh nghiệp truyền thống. Điều này tất nhiên sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến kiến thức, khả năng phát triển chuyên môn của nhân viên.

6 loại hình công ty Startup

Hình 5: Các loại hình Startup hiện nay

Hình 5: Các loại hình Startup hiện nay

Nhu cầu của đời sống và sản xuất đang có nhiều thay đổi mạnh mẽ. Công ty Startup vì thế mà trở nên phổ biến. Dựa vào đặc điểm và mục tiêu, người ta phân loại Startup thành 6 hình thức như sau:

Lifestyle Startup

Đây gọi là công ty Startup trong lĩnh vực phong cách sống. Nó được thành lập với mục đích tạo ra những sản phẩm hoặc tạo ra một số dịch vụ nhất định để đáp ứng nhu cầu của một nhóm khách hàng, nhóm cộng đồng.

Hướng ưu tiên của Lifestyle Startup trong chiến lược phát triển là thoả mãn nhu cầu, đam mê cá nhân, tạo được sự hài hoà giữa công việc và cuộc sống. Do đó, Lifestyle Startup có tính ổn định và bền vững khá cao. 

Ví dụ về công ty khởi nghiệp mảng phong cách sống như: Dịch vụ giao thực phẩm hữu cơ, dịch vụ cho các thương hiệu thời trang bền vững hoặc mô hình các phòng tập thể hình, tập gym vừa và nhỏ…

Small business Startup

Công ty Startup thường bắt đầu bằng việc tập trung khai thác và phục vụ nhu cầu của một nhóm khách hàng cụ thể, trên một địa bàn nhất định. Họ vẫn hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp truyền thống như các công ty lớn.

Tuy nhiên, công ty khởi nghiệp sẽ thay đổi bằng cách tiếp cận sáng tạo, đơn giản, nhanh gọn hơn để tăng sức cạnh tranh. Mô hình Small business Startup rất đa dạng: Từ dịch vụ quán cà phê địa phương đến đơn vị cung cấp các dịch vụ công nghệ hiện đại…

Buyable Startup 

Hình 6: Mô hình Buyable Startup

Hình 6: Mô hình Buyable Startup

Đây là hình thức Startup đặc biệt vì mục đích chính là được các công ty lớn mua lại. Buyable Startup sẽ đầu tư vào việc đổi mới công nghệ, sở hữu trí tuệ… thu hút sự chú ý của các ông lớn trên thị trường. Vì thế, nó có thể được mua lại với giá cao.

Mục tiêu của người sáng lập ra công ty khởi nghiệp này không phải là để phát triển lâu dài mà sẽ “bán mình” cho các tập đoàn lớn. Người sáng lập sẽ thu lợi nhuận thông qua việc bán quyền sở hữu và lợi nhuận đầu tư.

Large company Startup

Khác với các công ty khởi nghiệp nhỏ, Large company Startup được thành lập bởi nhiều tổ chức lớn để chinh phục một cơ hội làm ăn mới nào đó. Những công ty này sẽ vận hành trong khuôn khổ của công ty mẹ nhưng vẫn hoạt động độc lập, thúc đẩy sự phát triển chung.

Các ông lớn đầu tư khởi nghiệp Large company Startup nhằm tạo ra sự thay đổi trong nội bộ, thử nghiệm giải pháp mới, mở rộng thêm thị trường bên ngoài. Ví dụ: Amazon đang triển khai nhiều dự án kinh doanh mới ngoài hình thức kinh doanh hiện tại.

Scalable Startup

Điểm cộng nổi bật của mô hình công ty này là khả năng tăng trưởng nhanh. Mục đích của Scalable Startup là tạo ra thị trường mới bằng những sản phẩm và dịch vụ độc đáo thay vì những sản phẩm truyền thống. 

Vậy nên, mô hình kinh doanh Startup nói trên mang tính linh hoạt cao, dễ dàng mở rộng và thay đổi. Hướng chính của nó là dựa vào công nghệ để tạo ra các giải pháp tích cực. Chẳng hạn, các công ty Scalable Startup điển hình là: Airbnb, Uber hay Spotify

Khởi nghiệp với Startup đang là lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Rất nhiều người đã thành công với mô hình kinh doanh mới này. Đó là môi trường làm việc năng động, sáng tạo, cơ hội phát triển tốt, mang lại thu nhập ổn định. Vậy nên, bạn đừng bỏ qua cơ hội này. Nếu quý khách hàng đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm văn phòng Startup chất lượng, hãy liên hệ với Sea Office theo số hotline: 0919.813.444 hoặc click vào trang chủ: https://seaoffice.vn sẽ được tư vấn chu đáo.

Đánh giá
icon